Dấu hiệu bệnh tiểu đường: Biết để can thiệp kịp thời!

Bệnh tiểu đường đang ngày một phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao trên toàn cầu. Căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi, đồng thời rất khó lường về biến chứng mà nó gây nên. Dấu hiệu bệnh tiểu đường điển hình như buồn nôn, vết thương trên da khó lành, tứ chi tê bì,… Và còn rất nhiều triệu chứng khác giúp bạn nhận diện căn bệnh nguy hiểm này. Để nhận biết sớm bệnh tiểu đường thông qua các dấu hiệu, bạn đừng bỏ qua bài viết bên dưới nhé!

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) được hiểu đơn giản là trạng thái rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Theo đó, lượng đường huyết trong máu của người bệnh cao hơn người khác. Nguyên do chủ yếu gây nên hiện tượng này là vì nồng độ insulin có diễn biến bất thường (có trường hợp thiếu hoặc thừa). 

Một khi đã bị tiểu đường, người bệnh cần chú ý cân bằng lượng đường trong máu, bên cạnh đó, quan sát tốt thì chắc chắn lượng được sẽ được kiểm soát hiệu quả. Ngược lại, nếu bệnh nhân thờ ơ, chủ quan để nồng độ đường trong máu tăng đột biến, sẽ tác động đến nhiều cơ quan khác như: Hệ thần kinh, mạch máu, tim mạch, chức năng thận,… 

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất

Dựa vào những đặc điểm đặc trưng cũng như quá trình phát triển của bệnh mà căn bệnh này được chia làm 3 loại: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu khó phát hiện, đa phần khi trở nặng người bệnh mới nhận biết. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bạn nên thăm khám sức khỏe thường xuyên, trong trường hợp chẩn đoán mắc bệnh sẽ có phương án can thiệp hữu hiệu. 

2. Tất tần tật những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh tiểu đường chuẩn xác

Mỗi căn bệnh đều có những đặc trưng riêng, dấu hiệu phát bệnh điển hình. Nhờ vào đó, người bệnh có thể sớm nhận biết, điều trị nhanh chóng, giúp kiểm soát tình trạng bệnh tối ưu. Và bệnh tiểu đường cũng vậy, hãy cùng Organika điểm qua những dấu hiệu bệnh tiểu đường nhé! 

2.1. Dấu hiệu tiểu đường ở nữ

Bệnh tiểu đường xuất hiện ở mọi đối tượng, riêng với phái nữ sẽ có những triệu chứng phổ biến sau:

– Nhiễm trùng niêm mạc tử cung, người bệnh có cảm giác ngứa hoặc đau nhức vùng âm đạo, đồng thời tiết nhiều dịch, đau rát khi quan hệ.

– Nhiễm trùng niêm mạc miệng, xuất hiện lớp giả mạc có màu trắng trên vùng lưỡi hoặc khoang miệng. 

– Nhiễm trùng tiết niệu: Mỗi lần tiểu có cảm giác đau, khó chịu; đường tiết niệu trở nên nóng rát, màu sắc nước tiểu có sự thay đổi chuyển sang sẫm màu đôi khi có máu. 

– Tăng cảm giác thèm ăn và khát nước. 

– Thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn, cáu gắt, quan sát mờ đi,… 

Nữ giới khi bị tiểu đường sẽ xuất hiện nhiễm trùng ở vùng tử cung và niêm mạc miệng
Nữ giới khi bị tiểu đường sẽ xuất hiện nhiễm trùng ở vùng tử cung và niêm mạc miệng

2.2. Dấu hiệu tiểu đường ở nam giới

Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở phái nam đang dần gia tăng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới có đôi phần giống phái nữ, và một số biểu hiện đặc trưng như:

– Sức khỏe sinh lý giảm sút, xuất hiện chứng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục. 

– Buồn tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm. 

– Cơ thể mệt mỏi, chán chường kéo dài mà không có lí do. 

– Tăng hoặc giảm cân đột ngột, số cân nặng không thể kiểm soát.

– Có cảm giác đau tức ngực, khó chịu khi luyện tập thể dục hay chơi thể thao. 

2.3. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Theo các chuyên gia, dấu hiệu bệnh tiểu đường ở thai kỳ thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện:

– Tăng cảm giác khát nước, đi tiểu nhiều hơn trong ngày.

– Tổn thương vùng kín, với hiện tượng nấm men, gây ngứa và khó chịu. 

– Những vết thương bên ngoài, trầy xước rất khó lành. 

– Cân nặng giảm sút rõ rệt mà không có lí do.

– Bà bầu luôn thấy mệt mỏi, nặng nề, thiếu năng lượng.

– Nếu quan sát sẽ thấy có nhiều kiến bu vào nước tiểu. 

Các mẹ bầu cần chú trọng về bệnh tiểu đường thai kỳ tránh ảnh hưởng đến thai nhi
Các mẹ bầu cần chú trọng về bệnh tiểu đường thai kỳ tránh ảnh hưởng đến thai nhi

3. Phòng bệnh tiểu đường như thế nào?

Bệnh đái tháo đường trở nặng kéo theo nhiều biến chứng khó lường và việc điều trị dứt điểm cũng gặp trở ngại. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng bệnh ngay từ đầu. Hiểu được sự nguy hiểm từ căn bệnh này, ngoài việc tổng hợp những dấu hiệu bệnh tiểu đường, Organika còn giúp bạn liệt kê một số biện pháp ngăn bệnh hữu hiệu:

– Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các nhóm chất, bổ sung nhiều rau xanh, khoáng chất và uống đủ nước. 

– Hạn chế các món ăn chứa quá nhiều tinh bột, thực phẩm được chế biến sẵn, thức ăn nhanh, các chất kích thích. 

– Chăm vận động, luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, chơi các bộ môn thể thao vừa sức mình.

– Kiểm soát cân nặng của bản thân, hạn chế tối đa việc tăng hay giảm cân quá nhanh. 

– Tạo thói quen kiểm tra lượng đường trong máu, khi có dấu hiệu bất thường phải thông báo ngay cho bác sĩ. 

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp ngăn bệnh tiểu đường hiệu quả
Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp ngăn bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường thuộc nhóm bệnh nguy hiểm, cần thận trọng trong việc chẩn đoán và điều trị. Hy vọng những dấu hiệu bệnh tiểu đường đã được đề cập trong bài giúp bạn có cách nhận biết cũng như phòng tránh tốt nhất có thể. Một khi phát hiện bản thân có những triệu chứng tương tự bệnh tiểu đường, bạn hãy chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám chuyên sâu. Trong trường hợp chẳng may mắc bệnh cũng có hướng chữa bệnh kịp thời, giúp bệnh tình được kiểm soát, không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể.