Dậy thì muộn ảnh hưởng như thế nào đến trẻ em?

Giai đoạn dậy thì được xem là một bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi người. Đây là lúc cơ thể của trẻ sẽ có những thay đổi nhất định. Thế nhưng, ngày càng có nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dậy thì muộn. Bệnh cần được quan tâm bởi sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, sự phát triển về thể chất và khả năng sinh sản của trẻ sau này. 

1. Dậy thì muộn (chậm dậy thì) là gì?

Khi bước sang độ tuổi dậy thì cơ thể của trẻ em sẽ có những thay đổi và bắt đầu phát triển hoàn thiện. Tuổi dậy thì đối với nữ thường bắt đầu từ 7 – 13 tuổi, từ 9 – 15 sẽ là độ tuổi của nam. Đây là giai đoạn chịu sự ảnh hưởng của các vùng dưới đồi và tuyến yên, làm cho tuyến sinh dục của trẻ bắt đầu tăng cường sản xuất các hormone sinh dục (testosterone ở bé trai và estrogen ở bé gái) tác động đến các đặc điểm giới tính của trẻ. Chẳng hạn, những thay đổi về ngực và buồng trứng ở bé gái, cơ bắp và tinh hoàn bắt đầu phát triển ở bé trai.

Nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về tình trạng dậy thì muộn của trẻ 
Nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về tình trạng dậy thì muộn của trẻ

Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều trẻ em phải đối mặt với tình trạng dậy thì muộn. Như chúng ta đã biết, dậy thì muộn là trường hợp tuổi dậy thì không bắt đầu vào độ tuổi như thông thường. Nếu nữ trên 13 – 14 tuổi và nam trên 15 – 16 tuổi vẫn không xuất hiện các dấu hiệu của tuổi dậy thì sẽ được xem là dậy thì muộn. 

2. Dấu hiệu dậy thì muộn ở trẻ em

Bạn có thể nhận biết tình trạng dậy thì muộn ở trẻ qua các biểu hiện sau: 

– Ở nữ, dậy thì muộn sẽ dễ nhất biết nhất qua dấu hiệu là ngực không phát triển vào độ tuổi 13, không bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt vào độ tuổi 16. 

– Ở nam, dậy thì muộn thể hiện sẽ có biểu hiện tinh hoàn không phát triển to hơn lúc 14 tuổi hoặc giai đoạn tăng trưởng sinh dục bị trì hoãn 5 năm. 

Dấu hiệu nhận biết chậm dậy thì ở bé trai là tinh hoàn không phát triển to 
Dấu hiệu nhận biết chậm dậy thì ở bé trai là tinh hoàn không phát triển to

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì muộn

Để ngăn chặn chứng dậy thì muộn ở trẻ, trước tiên ta cần nắm rõ nguyên nhân bao gồm: 

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến suy dinh dưỡng.

– Mắc các bệnh mãn tính

– Di truyền từ ba mẹ 

– Thường xuyên tập luyện thể dục với cường độ cao, điển hình là các vận động viên chuyên nghiệp.

– Khối u hay các chấn thương ảnh hưởng tới các tuyến.

– Các hội chứng liên quan đến hormone.

– Mắc các bệnh lý di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển sinh dục. 

4. Cách điều trị dậy thì muộn ở trẻ em hiệu quả

4.1. Điều trị dậy thì muộn ở nữ giới

Để khắc phục chứng dậy thì muộn ở trẻ em thường bác sĩ sẽ áp dụng các liệu pháp hormone ngắn hạn như: 

– Dậy thì muộn do lượng mỡ cơ thể giảm: Cân bằng lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ đúng với chỉ số yêu cầu giúp giai đoạn dậy thì diễn ra bình thường. 

– Trẻ bị bị dậy thì muộn về thể chất: Bổ sung hormone Estrogen từ 4 – 6 tháng để thúc đẩy quá trình diễn ra sớm hơn. 

– Trẻ mắc chứng suy buồng trứng sớm hoặc thiếu hormone điều hòa tuyến sinh dục: Bổ sung Estrogen cho trẻ dưới dạng viên Estradiol hoặc miếng dán, theo sự chỉ định của bác sĩ từ liều thấp và tăng liều lên sau 6 tháng. Kế đến, sau 12 – 18 tháng sẽ tiếp tục bổ sung progestin và ngừng sử dụng từ 1 – 2 ngày sau vài tháng. Để cải thiện tình trạng dậy thì chậm ở trẻ, phụ huynh nên theo dõi kĩ quá trình áp dụng các biện pháp điều trị. 

Sự quan tâm và chia sẻ của phụ huynh cũng là giải pháp tinh thần giúp trẻ điều trị dậy thì muộn
Sự quan tâm và chia sẻ của phụ huynh cũng là giải pháp tinh thần giúp trẻ điều trị dậy thì muộn

4.2. Điều trị dậy thì muộn ở nam giới 

Điều trị dậy thì muộn ở nam giới sẽ được tiến hành như sau:

– Bổ sung hormone testosterone trong vài tháng bằng cách tiêm trực tiếp. Sau khi tiêm thuốc, trẻ sẽ tăng chiều cao, kích thước dương vật được cải thiện và lông mu phát triển. 

– Trường hợp trẻ phải đối mặt với chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD) hoặc dương vật bị tổn thương, thì giải pháp “hữu hiệu” nhất là bổ sung testosterone. Với liều lượng sử dụng tăng dần theo thời gian và tiếp tục bổ sung khi trưởng thành. 

5. Dậy thì muộn có ảnh hưởng gì đến trẻ?

5.1. Ảnh hưởng của dậy thì muộn đối với bé trai

Với nam giới, chậm dậy thì nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất. Hầu hết, các bé trai dậy thì muộn thường thấp hơn các bạn. Nguyên nhân là do giai đoạn phát triển của trẻ chậm hơn so với thông thường. Nhưng nếu được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời, trẻ vẫn có thể đuổi kịp chiều cao của bạn bè vào năm 18 tuổi và có chiều cao bình thường như người trưởng thành. 

Nam giới dậy thì muộn sẽ có chiều cao thấp hơn các bạn cùng trang lứa
Nam giới dậy thì muộn sẽ có chiều cao thấp hơn các bạn cùng trang lứa

Bên cạnh đó, dậy thì muộn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của nam giới. Do hệ thống nội tiết không kích hoạt quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nam sẽ khiến dương vật nhỏ, tinh hoàn teo. Từ đó, ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh tinh, gây ra tình trạng vô sinh nam hoặc ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn. 

Không những vậy, dậy thì muộn cũng khiến tâm lý trẻ bị ảnh hưởng, không thể hòa nhập với đám đông, bị rối loạn tâm lý, ngại giao tiếp với mọi người, thậm chí là trầm cảm. 

5.2. Ảnh hưởng của dậy thì muộn đối với bé gái 

Dậy thì muộn tác động tiêu cực đến đến tâm sinh lý của nữ giới. Bằng chứng là các bạn gái dậy thì muộn sẽ có tâm lý tự tin so với bạn bè đồng trang lứa và ảnh hưởng về khả năng sinh sản sau này. 

Dậy thì muộn nếu không được chữa trị kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ 
Dậy thì muộn nếu không được chữa trị kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng do dậy thì muộn không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của nữ giới khi trưởng thành. Để tránh mặc cảm về tâm lý, phụ huynh nên quan tâm và chia sẻ với trẻ nhiều hơn.

Hiện nay, tình trạng dậy thì muộn ở trẻ ngày càng gia tăng. Bệnh nếu như không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tâm lý lý, thể chất và khả năng sinh sản của trẻ sau này. Để ngăn chặn những vấn đề trên, ba mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ và tâm sự với trẻ nhiều hơn trong độ tuổi dậy thì. Nếu thấy bé có những biểu hiện của dậy thì chậm thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được đưa ra lời khuyên phù hợp.