Gợi ý những cách tăng sức đề kháng trong mùa dịch

Sức đề kháng là hàng rào chắn bảo vệ con người trước những tác nhân gây bệnh của môi trường. Một sức đề kháng tốt luôn là mong muốn của tất cả mọi người để thoát khỏi các nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh rất phức tạp hiện nay. Vì vậy, việc nâng cao sức đề kháng chính là một nhiệm vụ thiết yếu của mỗi người để có một sức khỏe tốt. 

1. Tầm quan trọng của sức đề kháng đối với sức khỏe con người

Sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người, có khả năng phòng vệ và chống lại sự xâm nhập của các gây bệnh đến từ môi trường như: virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… Nếu sức đề kháng yếu sẽ kéo theo hệ miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, làm chậm khả năng phục hồi bệnh hay mắc bệnh nặng hơn thông thường. 

Sức đề kháng là hàng rào chắn bảo vệ con người trước những tác nhân gây bệnh của môi trường
Sức đề kháng là hàng rào chắn bảo vệ con người trước những tác nhân gây bệnh của môi trường

Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay và đang đặt ra thách thức lớn đối với cộng đồng. Một sức đề kháng không tốt, hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công cơ thể. Dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe ở người có bệnh nền, người trung niên và lớn tuổi, thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, việc nâng cao sức đề kháng cần phải ưu tiên hàng đầu để có một sức khỏe tốt chống chọi với đại dịch trong thời điểm hiện nay. Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ hạn chế được các nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, nếu bị nhiễm bệnh thì nhanh chóng khỏi bệnh. Ngược lại, khi sức đề kháng và hệ miễn dịch kém khả năng mắc bệnh truyền nhiễm sẽ cao hơn, thời gian khỏi bệnh cũng lâu hơn. 

2. Cách tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là một việc rất cần thiết đối với bất kỳ đối tượng nào để hạn chế để các vấn đề về sức khỏe. Không những vậy, với trạng thái từng bước “bình thường mới” hiện nay, thì nâng cao sức đề kháng là một việc rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe mỗi người. 

2.1. Thay đổi lối sống tích cực 

Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bạn cần xây dựng một một lối sống lành mạnh, đảm bảo giấc ngủ từ 7 – 8 mỗi ngày. Việc nghỉ ngơi không hợp lý, thiếu ngủ không chỉ dẫn đến tăng cân, tinh thần sa sút mà còn làm suy giảm sức đề kháng, khiến cơ thể không đủ khả năng chống lại bệnh tật. Do đó, bạn nên duy trì cho mình một thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc mỗi ngày. Điều này sẽ mang lợi nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da của bạn. 

Một giấc ngủ từ 7 - 8 mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả
Một giấc ngủ từ 7 – 8 mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả

2.2. Tập thể dục thường xuyên

Việc chăm chỉ tập luyện thể dục sẽ là giải pháp giảm stress và căng thẳng hiệu quả, cải thiện tâm trạng. Không những vậy, tập thể dục còn mang lại một hình thể lý tưởng và góp phần chống lại các mầm bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Chìa khóa để việc tập luyện thể dục đạt được hiệu quả như mong muốn đó là sự kiên trì và lựa chọn bài tập phù hợp. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn các hình thức tập luyện khác nhau như: yoga, bơi lội, chạy bộ, gym…

2.3. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh, không chỉ góp phần ngăn ngừa các nguy cơ bệnh tật mà còn mang rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Mỗi người nên lựa xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Bên cạnh việc tập thể dục thì một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp vệ sinh, cũng là những điều kiện không thể thiếu giúp nâng cao thể trạng, phòng chống dịch bệnh trong giai đoạn này. 

Chế độ ăn uống lành mạnh chính là chìa khóa để có một sức khỏe tốt
Chế độ ăn uống lành mạnh chính là chìa khóa để có một sức khỏe tốt

2.4. Không lạm dụng chất kích thích

Thường xuyên sử dụng các chất kích thích không những tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe, mà còn làm gia tăng nguy cơ lây bệnh nhiễm trùng. Việc lạm dụng vào các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê… sẽ gây ức chế chức năng của tế bào bạch cầu, giảm khả năng chống viêm nhiễm. Không những vậy, nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe, sử dụng các chất kích thích sẽ khiến sức đề kháng suy yếu và dẫn đến tình trạng mất nước của cơ thể. 

2.5. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Sức khỏe và vệ sinh thường đi đôi cùng nhau, hãy đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, điều này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn và virus và phòng ngừa các tác nhân gây bệnh tấn công hệ miễn dịch. Các nguyên tắc vệ sinh cơ thể hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể có thể kể đến:

– Rửa tay thường xuyên

– Đánh răng tối thiểu 2 lần một ngày

– Súc miệng bằng nước muối

– Tắm rửa hàng ngày

– Che miệng khi ho hoặc hắt xì

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là giải pháp đơn giản phòng ngừa các tác nhân gây bệnh tấn công hệ miễn dịch
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là giải pháp đơn giản phòng ngừa các tác nhân gây bệnh tấn công hệ miễn dịch

2.6. Tiêm ngừa vaccin 

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao thì tiêm vaccine chính là giải pháp “hữu hiệu” ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay. Bằng cách giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus. Chưa dừng ở đó, vaccine có tác dụng phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm và giảm tỷ lệ tử vong. Tiêm phòng vaccine chính là sự lựa chọn tốt nhất được Bộ Y tế khuyến cáo để tăng cường đề kháng, ngăn chặn sự xâm nhập của virus, từng bước thích ứng với đại dịch.

Vừa rồi, chúng ta đã cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của sức đề kháng đối với sức khỏe, cũng như những cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả trong mùa dịch. Việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch sẽ là bức tường thành vững chắc bảo vệ sức khỏe của mỗi người và chống lại mầm bệnh nguy hiểm ở hiện tại.