Hạ canxi máu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Hạ canxi máu từ lâu đã trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm. Canxi đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đảm nhận nhiệm vụ co giãn, cầm máu, dẫn truyền hệ thần kinh,… Một khi nồng độ canxi trong máu thiếu hụt, thấp hơn ngưỡng cho phép thì được gọi là hiện tượng hạ canxi máu. Nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Để biết được mức độ nguy hiểm từ căn bệnh này, bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé!
1. Hạ canxi máu là gì?
Hạ canxi máu (hạ canxi đường huyết) được hiểu đơn giản là hàm lượng canxi trong máu suy giảm, nồng độ thấp hơn giá trị bình thường. Cụ thể hơn, là khi nồng độ canxi huyết thanh toàn phần có dấu hiệu bất thường, thấp hơn 8.8mg/dl. Tuy nhiên, phải ở điều kiện protein huyết thanh ở mức cân bằng, đồng thời nồng độ canxi ion thấp dưới 4.7mg/dl.
Theo đó, sự ổn định canxi trong máu dựa vào 3 yếu tố chính:
– Chế độ ăn uống hằng ngày của một người, với những thực phẩm cung cấp canxi cho cơ thể.
– Khả năng hấp thụ lượng canxi tại ruột.
– Quá trình đào thải canxi ở thận.
Các chuyên gia về dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên, người trưởng thành mỗi ngày phải đảm bảo dung nạp khoảng 1000mg canxi. Phần lớn lượng canxi sẽ được xương dự trữ, phần còn lại có công dụng như hệ đệm.
2. Nguyên nhân hạ canxi máu từ đâu?
Đối tượng dễ gặp tình trạng hạ canxi máu là trẻ em và phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú, vì nhu cầu cần canxi của họ rất cao. Bên cạnh đó, những ai không cung cấp đủ lượng canxi hằng ngày cũng có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng này. Sau đây là một số nguyên nhân điển hình dẫn đến hiện tượng hạ canxi máu, bạn cần lưu ý:
– Người bị suy tuyến cận giáp: Bệnh nhân có lượng hormone PTH giảm nhanh chóng, kéo theo lượng canxi sụt giảm.
– Thiếu hụt vitamin D: Khi cơ thể không đủ vitamin D cũng là nguyên nhân của hạ canxi máu mà nhiều người không hay biết. Ít tiếp xúc với ánh nắng, hay lạm dụng các loại thuốc phenobarbital, rifampicin,… sẽ khiến cơ thể gặp rắc rối trong việc chuyển hóa vitamin D, dễ dàng hạ canxi máu.
– Tiếp nạp không đủ Magnesi: Tình trạng này có quan hệ mật thiết với vấn đề thiếu PTH tương đối, đồng thời dẫn đến hiện tượng thiếu canxi trong cơ thể.
– Mắc bệnh về thận: Sức khỏe thận bất ổn chẳng hạn như suy thận, sỏi thận, hội chứng Fanconi,… đều là tác nhân ảnh hưởng đến nồng độ canxi máu.
– Bị viêm tụy cấp: Nếu chức năng tụy bị viêm, nó sẽ tiến hành giải phòng một lượng lớn “nguyên liệu” làm phân hủy mỡ, hình thành chelat với canxi, dẫn đến nồng độ canxi trong máu giảm thiểu rõ nét.
– Một số lý do khác: Hạ protein máu, hiện tượng nhiễm trùng huyết, gia tăng tình trạng lắng canxi ngoài lòng mạch,…
3. Triệu chứng hạ canxi máu
Tương tự những căn bệnh khác, hạ canxi máu cũng xuất hiện những dấu hiệu riêng biệt. Dựa vào đó, người bệnh có thể nhận diện, cải thiện hiệu quả. Tùy vào từng đối tượng mà triệu chứng từ căn bệnh này sẽ có các đặc điểm như sau:
(1): Đối tượng là trẻ em:
– Khả năng phản xạ chậm, thường xuyên ngủ gật.
– Bỏ bữa, chán ăn, ăn uống không ngon.
– Gia tăng phản xạ gân xương
– Xuất hiện tình trạng co rút cơ
– Bé có biểu hiện co giật và run
(2): Đối tượng người lớn:
– Người trưởng thành khi thiếu canxi máu cũng xuất hiện chứng tăng phản xạ gân xương và co thắt cơ.
– Thường xuyên bị chuột rút, đồng thời co giật.
– Nhịp tim đập bất thường, có dấu hiệu rối loạn.
– Cảm thấy đau thắt bụng, mất dần cảm giác ở bàn tay và chân.
– Người bệnh thiếu canxi máu dễ dẫn đến trầm cảm.
Một khi cảm nhận thấy bản thân có những dấu hiệu liên quan đến tình trạng hạ canxi máu, hãy chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán bệnh sớm nhất bạn nhé!
4. Tiết lộ cách phòng hạ canxi máu
Hạ canxi máu tuy không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, nếu được điều trị kịp thời. Nhưng khi thiếu hụt với hàm lượng quá lớn nó sẽ gây nên tình trạng còi xương, khóc đêm,… ở trẻ nhỏ. Với người lớn tuổi, căn bệnh này dẫn đến loãng xương, thoái hóa cột sống, tổn thương mắt, vận động khó khăn. Vì vậy “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bằng những mẹo sau:
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt cung cấp đầy đủ hàm lượng canxi (1000mg/ngày với người trưởng thành).
– Những thực phẩm giàu canxi bạn có thể bổ sung: Tôm, cua, sữa, ốc, mực,…
– Ngoài ra, chúng ta có thể tiếp nạp canxi bằng các viên uống, tuy nhiên nên tham khảo liều dùng từ bác sĩ.
– Tạo thói quen tắm nắng (trước 10h sáng), tốt cho quá trình chuyển hóa vitamin D, ngăn hạ canxi máu.
– Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích, rượu bia, cà phê hay những món ăn chứa nhiều muối. Chúng sẽ khiến việc hấp thụ canxi bị cản trở.
– Kiểm soát cân nặng, tránh việc tăng hoặc giảm ký đột ngột, đặc biệt là giảm cân không khoa học.
– Nâng cao sức khỏe với những bài tập thể dục hằng ngày, luyện tập vừa phải, chọn bộ môn phù hợp với thể trạng.
Tóm lại, tình trạng hạ canxi máu ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Đa phần, vì cuộc sống hiện đại, lối sống và sinh hoạt của nhiều đối tượng mất cân bằng, thiếu lành mạnh. “Có sức khỏe là có tất cả”, vì vậy mỗi người cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe chính mình. Không chỉ ngăn chặn hạ canxi máu mà còn hạn chế những căn bệnh nguy hiểm khác. Để làm được điều đó, bạn cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp, giữ tinh thần thoải mái, có lịch trình làm việc và nghỉ ngơi “đúng chuẩn”. Ngoài ra, hãy tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần bạn nhé!