Hạ canxi máu là bệnh gì? Nên làm gì khi bị hạ canxi máu?
Hạ canxi máu là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay, thường gặp ở người già và trẻ em. Bệnh lý dù không nguy hiểm đến tính mạnh nhưng sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, việc xác định được nguyên nhân gây bệnh và áp dụng phòng ngừa kịp thời là rất cần thiết để “nâng cấp” chất lượng cuộc sống của mỗi người.
1. Bệnh hạ canxi máu là gì?
Hạ canxi máu hay còn được gọi là hạ canxi đường huyết, là hiện tượng nồng độ canxi máu thấp hơn bình thường. Nói một cách khác, hạ canxi máu là tình trạng nồng độ huyết thanh toàn phần thấp hơn 8.8 mg/dl (2.2. mmol/l) với điều kiện protein huyết tương bình thường và nồng độ ion canxi hóa dưới 4.7 mg/dl (1.17 mmol/l).
Bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Trẻ em khi bị hạ canxi sẽ có những dấu hiệu nhận biết như: còi xương, chậm phát triển, hay khóc đêm, vã mồ hôi trộm… Đối với người lớn khi nồng độ canxi trong máu thấp có thể gây ra tình trạng loãng xương, thoái hóa cột sống.
2. Nguyên nhân gây hạ canxi máu
Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt nồng độ canxi máu có thể là do:
– Bổ sung canxi không đủ trong thời gian dài, đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, phụ nữ có thai và cho con bú.
– Người thường xuyên sử dụng thuốc làm giảm hấp thu canxi.
– Chế độ ăn uống không dung nạp thực phẩm giàu canxi.
– Cơ thể thiếu vitamin D, khiến việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn hơn.
– Thuốc Phenobarbital, rifampin, corticosteroid hay các loại thuốc dùng để điều trị nồng độ canxi máu cao.
– Tăng hoặc giảm magie, tăng phosphat máu.
– Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ở nữ giới.
– Các bệnh lý về thận, điển hình là suy thận
– Nhiễm trùng huyết, tăng tiết calcitonin, tăng phản ứng chelat trong lòng mạch, tăng lắng canxi ngoài lòng mạch…
– Hội chứng đói xương, xảy ra sau tiến hành phẫu thuật bệnh cường cận giáp. Cắt bỏ mô tuyến giáp do phẫu thuật phải loại bỏ toàn bộ tuyến giáp.
3. Các triệu chứng của hạ canxi máu
Thiếu canxi máu ở giai đoạn đầu rất khó để nhận biết. Thế nhưng, khi bệnh bắt đầu tiến triển thì sẽ có những biểu hiện nhất định để người bệnh sớm nhận ra. Các triệu chứng của hạ canxi máu bao gồm: Nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ, co cứng cơ bắp, tê và ngứa ran ở tay hay chân và mặt, phiền muộn, ảo giác hoặc co giật, móng tay giòn và yếu, xương dễ gãy, vọp bẻ…
Ngoài ra, sự thiếu hụt của canxi sẽ còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, dẫn đến móng tay yếu và tóc yếu, tóc mọc chậm và yếu, làn da mỏng. Bên cạnh đó, canxi đóng vai trò cần thiết trong quá trình dẫn truyền thần kinh và co rút cơ bắp. Khi nồng độ canxi thiếu hụt sẽ có thể gây ra co giật ở những người khỏe mạnh. Nếu nghi ngờ bản thân đang đối mặt với tình trạng thiếu canxi máu hay có những triệu chứng nêu trên thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
4. Nên làm gì khi bị hạ canxi máu?
Nếu không may bị hạ canxi máu, trước tiên người xung quanh cần đỡ người bệnh đưa vào chỗ mát nghỉ ngơi vài tiến hành sơ cứu. Kế đến, vỗ nhẹ 2 bên má giúp người bệnh nhân giữ tỉnh táo. Nếu người bệnh ngất thì hãy thử ấn huyệt nhân trung (ở giữa mũi và miệng).
Đồng thời, có thể pha 1 viên canxi dạng sủi vào cốc nước, đợi thuốc tan hết thì cho bệnh nhân uống. Trường hợp, 2 hàm răng người bệnh cứng lại không mở ra được thì bắt buộc phải dùng thìa bón vào miệng người bệnh hoặc đánh thức cho bệnh nhân tỉnh để uống thuốc. Sau đó, nên nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
5. Hạ canxi máu có nguy hiểm không?
Nhiều người không khỏi thắc mắc khi bị hạ canxi máu có nguy hiểm không? Như chúng ta đã biết, hạ canxi máu dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ thể. Vì vậy, sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, kém phát triển, các cơn tetani do hoạt động thần kinh quá mức, chức năng vận động và thần kinh bị ảnh hưởng.
Với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển về chiều cao, suy dinh dưỡng, nhuyễn xương… Không những vậy, hạ canxi máu còn kéo theo nhiều vấn đề về xương, chức năng thần kinh của người lớn và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu những thông tin về bệnh hạ canxi máu để chủ động phòng ngừa hoặc áp dụng biện pháp can thiệp kịp thời là rất cần thiết, nhằm hạn chế những diễn biến khôn lường của bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình và người thân.
6. Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng hạ canxi máu?
Bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn tình trạng hạ canxi đơn bằng những phương pháp dưới đây:
– Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và hợp lý, tích cực bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D.
– Sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc viên uống bổ sung canxi, vitamin D nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
– Duy trì thói quen luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể. Một số môn thể thao tốt cho xương mà bạn có thể áp dụng như: đi bộ, bơi lội, bóng rổ…
– Bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách tắm nắng, nhưng lưu ý là phơi nắng vào khung giờ trước 9 giờ sáng và sau 15 giờ chiều để tránh làm tổn thương da.
– Tránh xa thuốc lá vì hút thuốc cũng chính là nguyên nhân gây mất canxi. Bởi người hút thuốc lá thường xuyên sẽ đào thải nhiều canxi ra ngoài bằng đường nước tiểu hơn so với người thông thường.
Bài viết trên là những nội dung xoay quanh về bệnh hạ canxi máu. Mong rằng, với những thông tin mà Organika Việt Nam vừa cung cấp sẽ giúp cho bạn và người thân có cái nhìn tổng quát về tình trạng hạ canxi máu. Từ đó, hiểu rõ được nguyên nhân và áp dụng những phương pháp phòng ngừa phù hợp để bảo vệ sức khỏe.