Kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể? Khi nào cần bổ sung? 

Kẽm từ lâu được biết đến là một khoáng chất đặc biệt quan trọng, tham gia vào quá trình hình thành xương và nâng cao sức khỏe xương. Bên cạnh công dụng hỗ trợ phát triển xương khớp, kẽm còn đóng góp nhiều tác dụng cho cơ thể. Vậy những lợi ích đó là gì? Cùng Organika tìm hiểu chi tiết hơn về kẽm qua bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu chi tiết về Kẽm

Trong hóa học, kẽm là một trong những kim loại lưỡng tính. Và nó cũng là một nguyên tố vi lượng thiết yếu của cơ thể. Mặc dù chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ kẽm mỗi ngày. Tuy vậy, khoáng chất này không thể thiếu, một khi thiếu hụt sẽ gây nên những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

Kẽm nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể
Kẽm nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể

Điều đặc biệt ở kẽm, là nó không được tạo ra bên trong cơ thể, mà chúng ta phải tiếp nạp từ bên ngoài thông qua chế độ ăn uống. Nhiều người đa phần bổ sung kẽm ở dạng uống, với những thực phẩm chức năng, viên nén,… Kẽm được đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa, và dần được hấp thụ tại vị trí ruột non. Nhiều nghiên cứu khoa học về kẽm đã được thực hiện, và cho thấy vai trò quan trọng của nó đối với cơ thể. 

2. Tất tần tật tác dụng của kẽm

Không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng của kẽm, từ đó lơ là trong việc bổ sung kẽm mỗi ngày. Và đôi khi mắc bệnh vì thiếu hụt kẽm cũng không hề hay biết. Hiểu được điều này, hôm nay Organika sẽ tổng hợp đến bạn 6 công dụng nổi trội nhất của kẽm:

2.1. Tăng cường sức khỏe xương khớp

Theo các chuyên gia, kẽm tham gia vào quá trình định hình và phát triển khung xương, do đó bổ sung kẽm đủ liều lượng sẽ đảm bảo xương khớp chắc khỏe. Bên cạnh đó, nguyên tố vi lượng này còn nổi bật với tác dụng hỗ trợ cơ bắp săn chắc. Không quá bất ngờ khi những đối tượng thường xuyên vận động và luyện tập thể thao lại chú đến việc tiếp nạp kẽm đều đặn. Dùng đúng cách, kẽm giúp phục hồi cơ bắp hữu hiệu. 

Sức khỏe xương khớp có nguy cơ suy yếu nếu cơ thể thiếu kẽm lâu dài
Sức khỏe xương khớp có nguy cơ suy yếu nếu cơ thể thiếu kẽm lâu dài

Hiện nay, trên thị trường có vô số sản phẩm bổ sung kẽm, khiến người dùng phân vân trong việc lựa chọn. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm viên uống hỗ trợ phát triển xương, hạn chế loãng xương, cung cấp kẽm đồng thời nhiều khoáng chất khác như canxi, magie,.. thì hãy cân nhắc đến thực phẩm chức năng Organika Chelated Calcium Magnesium Zinc With Vitamin D3. Đây được xem là giải pháp hỗ trợ phát triển xương và răng, giảm nguy cơ mất xương, loãng xương. Đồng thời, giúp cơ thể chuyển hóa carbon hydrat, chất béo và protein. Hỗ trợ duy trì chức năng miễn dịch của cơ thể.

2.2. Tốt cho hệ thần kinh

Kẽm cũng được đánh giá cao với công dụng nâng cao sức khỏe não bộ. Khi kết hợp cùng vitamin B6, bộ đôi này tham gia vào quá trình “nâng cấp” hoạt động của những chất dẫn truyền tại não. Cơ thể đảm bảo hàm lượng kẽm đầy đủ sẽ giúp não xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác hơn. Vì vậy, một khi cảm nhận thấy cơ thể mệt mỏi, mất tập trung, giải quyết vấn đề chậm có thể bạn đang thiếu kẽm, cần bổ sung ngay. 

2.3. Hỗ trợ sức khỏe mắt

Nhiều nghiên cứu cho thấy, kẽm có tác dụng hỗ trợ vitamin A được đưa vào võng mạc, giúp bảo vệ mắt sáng khỏe. Trường hợp cơ thể không đạt lượng kẽm cần thiết, kéo theo việc hấp thụ vitamin A gặp trở ngại, khiến thị lực bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nó cũng dẫn đến nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi. Đây cũng là nguyên nhân, bác sĩ thường khuyên người mắc bệnh về mắt bổ sung kẽm thường xuyên. 

Kẽm giúp cơ thể ngăn chặn các bệnh về mắt
Kẽm giúp cơ thể ngăn chặn các bệnh về mắt

2.4. Cân bằng nội tiết tố

Kẽm được xem là một trong những nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong việc điều hòa nội tiết tố, hỗ trợ sản sinh hormone giúp cơ thể được điều tiết dễ dàng hơn. Ngoài ra, kẽm còn được chứng minh với khả năng cân bằng đường huyết, kích thích sản xuất tố tuyến giáp. Các nàng đang đối mặt với tình trạng rối loạn nội tiết có thể tham khảo liều dùng kẽm từ bác sĩ giúp cải thiện tốt hơn. 

2.5. Chăm sóc và nuôi dưỡng làn da

Kẽm có tác dụng gì? Công dụng tiếp theo của kẽm chính là chăm sóc làn da tươi trẻ, rạng rỡ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng lượng dầu nhờn trên bề mặt da, ngăn hiện tượng viêm nhiễm – “cội nguồn” hình thành các loại mụn. Thêm vào đó, kẽm còn có khả năng sản sinh collagen giúp người dùng sở hữu làn da căng bóng, đều màu và góp phần khỏe khoắn. Một số sản phẩm dưỡng da, có bổ sung kẽm vào bảng thành phần. 

2.6. Nâng cao hệ miễn dịch

Bật mí cùng bạn, kẽm còn được biết đến với khả năng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể ngăn chặn những tác hại từ bên ngoài. Nếu cơ thể bạn thiếu kẽm, các tế bào miễn dịch sẽ gặp vấn đề trong việc tiếp nhận thông tin từ những cơ quan khác, dẫn đến thực hiện sai chức năng. Trên cơ sở đó, sức khỏe có nguy cơ giảm sút, dễ bị “tấn công” bởi vi khuẩn, yếu tố xấu từ môi trường. 

Kẽm - “lá chắn” bảo vệ cơ thể trước các yếu tố gây hại
Kẽm – “lá chắn” bảo vệ cơ thể trước các yếu tố gây hại

Bên cạnh 6 tác dụng ưu việt bên trên, kẽm còn đem lại những lợi ích tuyệt vời khác: Hỗ trợ phòng ung thư, cải thiện những vấn đề về tóc, giúp làm lành vết thương nhanh chóng, tốt cho sức khỏe tình dục, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường/huyết áp/viêm phổi… 

3. Biểu hiệu cho thấy cơ thể thiếu kẽm cần bổ sung

Như đã đề cập ở trên, kẽm không thể tự sản sinh trong cơ thể. Do đó nguyên nhân hàng đầu thiếu kẽm là do chế độ dinh dưỡng hằng ngày không tiếp nạp đủ lượng kẽm theo nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, các đối tượng mắc bệnh đái tháo đường, bệnh lý về gan hoặc điều trị ung thư sẽ khiến việc hấp thụ kẽm giảm đi đáng kể. Một khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện sau đây, cho thấy bạn có nguy cơ thiếu hụt kẽm:

– Có cảm giác chán ăn, ăn uống không còn thấy ngon miệng, đổi khẩu vị so với ngày thường. 

– Tóc gãy rụng nhiều, sợi mảnh và yếu.

– Móng tay và chân mỏng, xuất hiện đốm trắng trên móng, rất dễ gãy khi bị tác động.

– Quanh miệng và lưỡi có biểu hiện lở loét.

– Rối loạn tiêu hóa, ở trẻ em dễ gặp tiêu chảy kéo dài, thường xuyên cảm sốt.

– Những vết trầy xước, vết thương ngoài da khó lành, xương khớp yếu. 

– Da mặt xuất hiện mụn, khô sần, kém sức sống. 

Bổ sung kẽm qua viên uống cần tìm hiểu kỹ công dụng, thành phần và xuất xứ
Bổ sung kẽm qua viên uống cần tìm hiểu kỹ công dụng, thành phần và xuất xứ

Nếu các triệu chứng bên trên diễn ra thường xuyên và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân. Trong trường hợp chẩn đoán thiếu kẽm, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung kẽm theo liều lượng phù hợp. Vì nhu cầu hấp thụ kẽm có sự khác biệt, nó còn tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa của mỗi người. 

Những thông tin được chia sẻ trong bài giúp bạn tìm được lời giải đáp cho thắc mắc kẽm có tác dụng gì. Từ đó có cách bổ sung “đúng chuẩn”, góp phần nâng cao sức khỏe. Kẽm được tìm thấy nhiều trong các loại hạt (điều, đậu phộng, óc chó,…), ngũ cốc, tôm, thịt bò, rau xanh,… Bạn có thể xen kẽ chúng vào thực đơn mỗi ngày. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!