Khi nào bạn nên đi khám tim mạch?
Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những “kẻ sát nhân thầm lặng”. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tim mạch cũng chính là bảo vệ bản thân và người thân tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Thực tế, việc điều trị các bệnh tim mạch sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn phát hiện sớm. Vì vậy, nếu bạn rơi vào bất kỳ trường hợp nào dưới đây, hãy cố gắng sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ để được khám tim mạch càng sớm càng tốt.
1. Tức ngực
Đau hoặc tức ngực là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng tim gặp vấn đề. Mặc dù đôi khi cơn tức ngực có thể xuất phát bởi nguyên nhân khác, nhưng áp lực đè lên lồng ngực vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến việc bơm máu của tim.
Vì vậy, bạn nên sớm đi khám tim mạch để bác sĩ có thể mau chóng xác định nguyên nhân và đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp. Mặt khác, tức ngực còn có nguy cơ đại diện cho vấn đề đau tim, một tình trạng sức khỏe có khả năng cao đe dọa đến tính mạng người bệnh.
2. Tăng huyết áp
Huyết áp là áp lực do tim sinh ra với mục đích đẩy dòng lưu thông máu trong các mao mạch. Cường độ lực này tăng lên đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của tim cũng tăng theo, gây tăng nguy cơ đau tim cũng như đột quỵ phát sinh.
3. Khó thở, tim đập mạnh hoặc chóng mặt
Những triệu chứng trên có thể đề cập đến một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe thông thường. Tuy nhiên, chúng vẫn có khả năng là hệ quả từ tình trạng nhịp tim bất thường (còn gọi là rối loạn nhịp tim) hoặc bệnh động mạch vành.
Do đó, nếu các dấu hiệu như tim đập mạnh, khó thở hay chóng mặt có xu hướng phát sinh thường xuyên, bạn nên mau chóng đi khám tim mạch để kiểm tra liệu cơ quan thiết yếu nhất đã gặp phải vấn đề gì hay không.
4. Đái tháo đường
Theo các nhà khoa học, các bệnh về tim mạch có mối liên hệ mật thiết với vấn đề đái tháo đường (tiểu đường). Tình huống kiểm soát lượng đường trong máu kém không chỉ ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của những mạch máu mà còn làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành.
Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, bác sĩ chuyên khoa tim mạch có thể hỗ trợ bạn xác định chiến lược điều trị hoặc phòng ngừa phù hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ phát sinh thêm bệnh tim.
5. Hút thuốc lá
Thói quen hút thuốc lá là một trong yếu tố nguy cơ “chủ đạo” góp phần dẫn tới bệnh tim. Điều này có thể giải thích bởi hút thuốc không chỉ gây tăng huyết áp mà còn đẩy mạnh tỷ lệ ung thư phát sinh. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố có thể phòng ngừa. Nếu có thói quen xấu trên, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ y tế nhằm bỏ thuốc lá.
6. Hàm lượng cholesterol trong máu cao
Cholesterol là chất béo được tìm thấy trong một số nguồn thực phẩm. Bên cạnh đó, hợp chất này cũng được tạo ra bởi gan. Hàm lượng cholesterol cao có nguy cơ góp phần hình thành những mảng bám trên thành động mạch, gây khó khăn cho việc lưu thông máu.
Để giảm bớt nồng độ cholesterol, biện pháp đơn giản nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh. Bác sĩ có thể kê thêm toa thuốc điều trị cholesterol có khả năng giảm thiểu nguy cơ đau tim.
Trong quá trình điều trị, bạn nên hỏi bác sĩ về một số thực phẩm tốt cho tim mạch để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình. Đồng thời, đừng quên theo dõi chỉ số cholesterol mỗi ngày nhé.
7. Bệnh thận mãn tính
Tình trạng thận không hoạt động đúng chức năng vốn có sẽ gây tăng nguy cơ phát sinh bệnh tim đáng kể. Điều này có thể giải thích bằng mối quan hệ giữa bệnh thận với các vấn đề sức khỏe khác như tăng huyết áp và những bệnh liên quan đến mao mạch.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị người mắc bệnh thận mãn tính nên dành thời gian đi khám tim mạch. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn tìm hiểu liệu tim của bạn đã bị ảnh hưởng chưa, đồng thời đưa ra chiến lược giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim.
8. Gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch
Một số loại bệnh tim mạch có tính chất di truyền. Nếu bạn có người thân mắc bệnh tim khởi phát sớm (dưới 55 tuổi ở nam và 65 ở nữ), bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi khám tim mạch để sớm có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời.
9. Xơ vữa động mạch
Động mạch là những “con đường” vận chuyển các tế bào hồng cầu mang oxy từ tim đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Khi những mảng bám hình thành từ các yếu tố như cholesterol, canxi… xuất hiện tại đây, chúng sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch.
Thực tế, tình trạng trên có thể phát sinh ở bất kỳ mao mạch nào, bao gồm cả động mạch vành. Lúc này, tim có thể không nhận đủ hồng cầu hoặc oxy cần thiết, từ đó kéo theo các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, nhịp tim nhanh…
Do đó, khám tim mạch sẽ cần thiết khi bạn được chẩn đoán xơ vữa động mạch. Bác sĩ có thể cho bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm đưa ra lựa chọn điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.
10. Ít vận động
Tập thể dục đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích sức khỏe. Thêm vào đó, thói quen tốt này còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tim.
Tuy nhiên, nếu bạn ít vận động và đang có ý định lên kế hoạch tập luyện, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Họ có thể khuyến nghị một chế độ tập luyện an toàn cho bạn, đặc biệt là tim nếu bạn có một hoặc nhiều những yếu tố nguy cơ đã được đề cập bên trên.
Lời khuyên cho bạn
Khi bạn nghi ngờ bản thân mắc bệnh tim hoặc bắt gặp những dấu hiệu bất thường phát sinh ở lồng ngực, hãy mau chóng đi khám tim mạch để được kiểm tra và nhận kế hoạch điều trị thích hợp nếu cần thiết.