Mất ngủ hậu Covid-19 – Triệu chứng đáng lo ngại!

Nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 phải đối mặt với tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Và các triệu chứng này có thế kéo dài sau khi đã người bệnh đã khỏi. Theo các thống kê, tỷ lệ đo lường về mất ngủ trước đây chỉ chiếm 24%, con số này đã tăng lên 40% trong giai đoạn đại dịch bùng phát. Vậy nguyên nhân nào khiến người nhiễm Covid bị mất ngủ? Vấn đề mất ngủ hậu Covid có nguy hiểm không? Các đối tượng mất ngủ khi đã hết Covid cần áp dụng những biện pháp gì để cải thiện? Để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này, bạn hãy cùng Organika Việt Nam theo dõi bài viết bên dưới nhé!

1. Mất ngủ hậu Covid-19 – Nỗi ám ảnh chung của nhiều người

Có thể bạn chưa biết, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các đối tượng mắc Covid-19 có tỉ lệ mất ngủ cao, cụ thể chiếm đến 26,45% từ tuần thứ hai trở đi sau khi đã xuất viện. Con số này phần nào đó giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về di chứng mất ngủ hậu Covid rất đáng quan tâm. Nếu bạn và người thân không may mắc Covid-19, có thể dựa vào những biểu hiện sau đây để nhận biết bản thân có đang đối mặt với tình trạng mất ngủ hay không:  

Mất ngủ hậu covid đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân
Mất ngủ hậu covid đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân

Thời gian ngủ có sự thay đổi: Mỗi buổi tối rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thường giật mình giữa đêm và không thể ngủ lại được, thời gian ngủ giảm ít nhất 2 tiếng so với bình thường,…

Chất lượng giấc ngủ giảm sút rõ rệt: Khi thức giấc cảm thấy mệt mỏi, không thể tập trung, người mệt mỏi, lờ đờ, buồn ngủ vào nhiều khung giờ trong ngày,…

2. Vì sao hậu Covid lại gây mất ngủ? 

Vậy nguyên nhân nào khiến F0 sau khi khỏi bệnh bị mất ngủ? Đây là câu hỏi chung được nhiều người đặt ra. Theo các chuyên gia những ai rơi vào tình trạng khó ngủ, thiếu ngủ hậu Covid đa phần họ đang gặp những bất ổn về sức khỏe. Chi tiết như sau:

– Virus covid tấn công chủ yếu vào hệ hô hấp, tác động lớn đến phổi, chúng khiến người bệnh dễ gặp di chứng ho, khó thở về sau, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.

– Không chỉ gây tổn thương cho phổi, covid-19 còn gây hại cho thận, tim, gan,… Ghi nhận ở nhiều bệnh nhân, họ thường xuyên đối mặt với tình trạng tim đập nhanh, đau nhức người, hồi hộp,… Tất cả các biểu hiện này cũng phần nào đó gây nên rối loạn giấc ngủ. 

– Trong giai đoạn mắc covid, người bệnh đa phần có tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoặc gặp những áp lực về tài chính. Chúng được cho là nguyên nhân gia tăng vấn đề khó ngủ, chất lượng giấc ngủ suy giảm nặng nề. Và nó có khả năng duy trì nhiều ngày, dù bệnh nhân đã hồi phục.

– Thêm vào đó, những loại thuốc đặc trị covid-19 có thể gây ra tác dụng phụ là mất ngủ. Nhiều trường hợp đã khỏi bệnh, nhưng di chứng này vẫn tiếp tục tái diễn.

3. Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người thường chủ quan cho rằng mất ngủ không “đáng sợ”, và không chủ động can thiệp từ đầu, về sau khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt, những đối tượng đang mắc một số bệnh mãn tính đồng thời bị mất ngủ nhiều ngày, sẽ làm mức độ bệnh trở nên tồi tệ hơn. Để biết được thiếu ngủ nguy hiểm ra sao, bạn hãy cùng Organika Việt Nam tìm hiểu nhé:

Mất ngủ trong thời gian dài tác động lớn đến sức khỏe
Mất ngủ trong thời gian dài tác động lớn đến sức khỏe

– Việc khó ngủ, mất ngủ kéo dài khiến bạn mất tập trung, giải quyết vấn đề trở nên chậm chạp, không sáng suốt, hiệu quả công việc từ đó cũng giảm sút.

– Bệnh nhân mất ngủ hậu covid còn đối mặt với tình trạng suy giảm trí nhớ, thường xuyên đau đầu, thở dốc, mệt mỏi, dễ bị tác động, cáu gắt,… 

– Các chuyên gia đã đưa ra lời cảnh báo, mất ngủ liên tiếp trong một thời gian rất dễ dẫn đến trầm cảm, nguy cơ mắc các triệu chứng liên quan đến tâm thần, tăng khả năng đối mặt với những bệnh lý mạn tính chẳng hạn như đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…

– Những ai đang gặp triệu chứng mất ngủ hậu covid nên hạn chế tham gia các việc làm liên quan đến vận hành máy móc, khi thấy sức khỏe yếu không thể tập trung thì không điều khiển phương tiện giao thông, để tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. 

– Ngoài ra, thời gian ngủ ít hơn bình thường còn khiến làn da dễ lão hóa sớm, xuất hiện sạm nám, vết nhăn. 

4. Những biện pháp giúp cải thiện chứng mất ngủ hậu Covid-19

Từ những phân tích về tác hại mà mất ngủ sau covid có thể gây ra, chúng ta cần có cái nhìn tổng quát hơn, tuyệt đối không được xem nhẹ. Để cải thiện dần tình trạng mất ngủ khi đã khỏi covid-19, bạn nên xây dựng chế độ sinh hoạt và lối sống lành mạnh hơn. Bên dưới là một trong những biện pháp giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ mà bạn có thể tham khảo và áp dụng: 

– Trước khi ngủ, bạn cần hạn chế tối đa việc dùng các loại nước uống như trà, cà phê, bia rượu, và chất kích thích. Chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh, khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm. 

– Sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,… cũng là nguyên nhân khiến chất lượng giấc ngủ của bạn không thể cải thiện. Do đó, trước khi ngủ ít nhất là 1 tiếng bạn nên tránh xa chúng, tốt nhất hãy đặt chúng cách xa chỗ ngủ. 

Lối sống và sinh hoạt lành mạnh là cách cải thiện chứng mất ngủ hữu hiệu nhất
Lối sống và sinh hoạt lành mạnh là cách cải thiện chứng mất ngủ hữu hiệu nhất

– Không nên ăn hoặc uống no trước thời điểm chuẩn bị đi ngủ, chúng có thể khiến bạn bị trào trược dạ dày, tiểu đêm, khi ấy bạn cần vận động nhẹ nhàng để thức ăn dễ tiêu hóa hơn. 

– Những ai đang lo lắng khi đối mặt với triệu chứng mất ngủ hậu covid hãy thử nghe nhạc nhẹ, những giai điệu không lời trước giờ ngủ, chúng sẽ phần nào giúp bạn được thư giãn, và ngủ tốt hơn. 

– Hãy trang bị cho bản thân một căn phòng yên tĩnh, với chăn gối mềm mại, thoải mái, cùng nhiệt độ thích hợp, sẽ giúp chất lượng giấc ngủ của bạn được nâng cao. 

– Nếu bạn đang gặp tình trạng khó ngủ, thiếu ngủ vì hậu covid, hãy tập thói quen ngủ và thức vào một khung giờ, để ổn định lại đồng hồ sinh học. Bên cạnh đó, không nên ngủ trưa quá nhiều, chỉ cần dành khoảng 30 phút để chợp mắt vào buổi trưa là đủ, để tránh khó ngủ về đêm. 

– Trong trường hợp, bạn đã cố gắng ngủ mà vẫn không thể nào ngủ được, thì hãy thử ngồi thiền, tập hít thở, viết lách về một chủ đề nào đó, đọc vài trang sách,… trong khoảng 20 đến 30 phút cho đến khi thấy buồn ngủ, và có thể lặp lại nhiều lần.

Một khi mất ngủ hậu covid trở nặng với những biểu hiện tăng lo lắng, căng thẳng, bất an, mệt mỏi,… chúng sẽ tác động nghiêm trọng đến tâm lý cũng như sức khỏe. Lúc này, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn, và có những biện pháp can thiệp thích hợp. Virus covid-19 tấn công vào cơ thể gây ra những tổn thương lớn, kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có vấn đề mất ngủ. Do đó, việc bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ là điều bạn cần đặc biệt lưu tâm. Chế độ ăn uống khoa học với việc cân bằng các nhóm chất, cung cấp đủ rau xanh, trái cây, thịt cá,… sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi hiệu quả những mô tổn thương. Thêm vào đó, người đã khỏi covid nhưng vẫn có nhiều di chứng được khuyên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, uống nước đầy đủ với lượng 1,5 đến 2 lít/ngày. 

5. Dùng thuốc điều trị mất ngủ hậu covid-19 như thế nào? 

Nếu bạn đã thử vô số phương pháp để cải thiện tình trạng mất ngủ sau covid nhưng vẫn không hề tiến triển, bạn đừng quá lo lắng, hiện nay có những loại thuốc hỗ trợ nâng cao giấc ngủ rất hiệu quả. Tuy vậy, các thuốc điều trị khó ngủ, mất ngủ thường gây nên những tác dụng phụ, vì vậy bạn cần tuân thủ mọi hướng dẫn từ bác sĩ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, việc này rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Sau đây là một số gợi ý về thuốc cải thiện mất ngủ hậu covid bạn có thể cân nhắc qua:

– Bạn có thể dùng các sản phẩm chức năng, thảo dược, có những thành phần với công dụng an thần chẳng hạn như tim sen, lạc tiên, vông nem, long nhãn, bình vôi,… Chúng có nguồn gốc từ thiên nhiên nên độ lành tính cao, tuy nhiên phải sử dụng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả như mong đợi, và tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Bệnh nhân mất ngủ nếu sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng hướng dẫn từ bác sĩ
Bệnh nhân mất ngủ nếu sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng hướng dẫn từ bác sĩ

–  Ngoài ra, thuốc Melatonin cũng là “ứng cử viên” được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Nó có tác dụng điều trị mất ngủ đi kèm các triệu chứng rối loạn đồng hồ sinh học như lệch múi giờ, thức dậy quá sớm, khó ngủ mỗi đêm,… Cần lưu ý, loại thuốc này có tỉ lệ gây nên một số tác dụng phụ chẳng hạn đau đầu, mệt mỏi, dạ dày khó chịu,… Tuy vậy, các trường hợp ghi nhận rất ít, hoặc không xảy ra nếu bạn dùng với liều lượng thích hợp. 

– Các đối tượng mất ngủ đồng thời xuất hiện tình trạng ngứa, viêm mũi dị ứng được khuyên dùng thuốc chống dị ứng thế hệ 1. Do cơ địa mỗi người, dùng sai liều, quá số lượng,.. có thể xuất hiện khô miệng, chóng mặt.,…

Biến chứng mất ngủ hậu covid-19 nói riêng và các di chứng khi khỏi covid nói chung có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe về cả mặt thể chất và tinh thần của mỗi người. Để đảm bảo, bạn và người thân nếu không may mắc covid-19, sau khi đã khỏi bệnh hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám sức khỏe tổng quát, giúp phát hiện sớm bệnh, từ đó có hướng điều trị hậu covid thích hợp, nhanh chóng khắc phục, trở lại cuộc sống khỏe mạnh.