Ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không? Xử trí sao cho đúng?
Vừa thưởng thức xong bữa ăn ngon lành đã phải vật lộn với cơn đau bụng dữ dội, nôn mửa liên tục. Đâu ai ngờ bữa ăn ngon miệng lại trở thành cơn ác mộng. Liệu ngộ độc thực phẩm chỉ đơn giản là triệu chứng khó chịu tạm thời hay ẩn chứa những nguy hiểm khôn lường hơn? Bài viết cũng sẽ gửi đến bạn những lời khuyên hữu ích khi xử lý tình trạng này.
Dấu hiệu nhận biết sớm ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm, hàng chục triệu người trên thế giới phải nhập viện vì các vấn đề liên quan đến thực phẩm bẩn. Tại Việt Nam, tình hình cũng không ngoại lệ. Không riêng gì thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm hóa chất, độc tố tụ cầu cũng gây đau bụng quằn quại.
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi ăn hoặc uống phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, an toàn. Những thực phẩm đó bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc chứa độc tố. Thực phẩm ôi thiu, biến chất, chứa nhiều chất bảo quản cũng là nguyên nhân phổ biến. Thời tiết nóng ẩm càng làm tăng nguy cơ thức ăn bị ôi thiu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều chất phụ gia, mùi vị và màu sắc “kích thích” luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ.
Căn cứ vào những triệu chứng dưới đây để nhận biết sớm dấu hiệu ngộ độc thức ăn nhé!
- Đau bụng: Ban đầu đau âm ỉ, sau đó chuyển thành đau quặn thắt ở vùng thượng vị (vùng bụng trên).
- Tiêu chảy: Đi ngoài nhiều lần, phân lỏng.
- Buồn nôn và nôn: Bụng đau, cồn cào như muốn trào hết thức ăn ra ngoài, nôn nhiều đến mức suy nhược cơ thể
- Sốt cao: Cơ thể nóng lên, ớn lạnh
- Chuột rút: Các cơ co thắt đột ngột gây đau.
Xem thêm: Cảnh báo ngộ độc thực phẩm do trời nắng nóng
Tùy “chất bẩn” trong thực phẩm đó là gì, mức độ nguy hiểm và khả năng hồi phục cũng khác. Cả thời gian cơ thể bắt đầu có phản ứng sau khi ăn cũng sẽ khác. Các loại hóa chất cực độc sẽ có phản ứng chỉ sau vài phút. Nhiễm khuẩn và các độc tố khác sẽ xảy ra sau vài tiếng sau đó.
Ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không?
Tên gọi “ngộ độc” đã nói lên tất cả. Bất kỳ chất độc nào xâm nhập vào cơ thể đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nếu không chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời, ngộ độc thực phẩm sẽ nguy hại đến tính mạng. Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và não bộ đều trở thành “nạn nhân” của thực phẩm “bẩn”. Khi bị ngộ độc thực phẩm nặng sẽ để lại những hậu quả như:
- Hệ tiêu hóa bị tổn thương nặng nề: Thức ăn đi qua hệ tiêu hóa, dĩ nhiên, đây chính là bộ phận bị ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng nhất. Người bệnh sẽ đau bụng dữ dội, tiêu chảy, ra máu.
- Tim đập nhanh, mạch yếu: Huyết áp tụt, xuất hiện triệu chứng khó thở, đau tức ngực đi kèm tim đập loạn nhịp.
- Rối loạn thần kinh: Đầu đau buốt, hoa mắt, chóng mặt, tầm nhìn mờ dần. Miệng khó nói, tê liệt các cơ, gây co giật
- Suy giảm đề kháng: Tiêu chảy, nôn mửa đi kèm với các cơn đau đớn. Vì lẽ đó, cơ thể mất nước trở nên yếu ớt, suy nhược. Nhất là đối với trẻ em, người lớn tuổi,…
Trên đây là các hậu quả nhẹ và vừa của ngộ độc thực phẩm. Trong một số trường hợp, ngộ độc thức ăn dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm độc, gây tử vong.
Làm gì nếu chẳng may bị ngộ độc thức ăn?
Hầu hết các trường hợp tử vong hoặc biến chứng nghiêm trọng xảy ra do chậm trễ trong việc điều trị. Trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ thường tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên, ngộ độc nặng cần nhập viện ngay để điều trị.
Sơ cứu ngộ độc thực phẩm đúng cách:
Bước 1: Kích thích gây nôn
Thức ăn nạp vào bị nhiễm độc, vi khuẩn. Tốt nhất, người bệnh nên cố gắng đẩy hết thức ăn ra khỏi dạ dày. Cách này giúp độc tố hạn chế ngấm vào cơ thể. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, kê cao đầu để chất độc không trào ngược vào phổi, hạn chế sặc. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, hãy họ chủ động làm. Sau đó, rửa tay thật sạch và đặt sâu vào lưỡi để gây nôn.
Bước 2: Bổ sung thật nhiều nước
Ngộ độc thực phẩm khiến người bệnh mất nước và rối loạn điện giải. Vì lẽ đó, hãy cho người bệnh uống nhiều nước lọc hoặc oresol.
Bước 3: Nghỉ ngơi
Ngộ độc “hành” người bệnh đến khi mệt lả đi. Hãy để bệnh nhân nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng bệnh.
Bước 4: Đến bệnh viện để cấp cứu
Ngộ độc “hành” người bệnh đến khi mệt lả đi. Nếu các triệu chứng ngộ độc thực phẩm trên không thuyên giảm, cơn đau thắt bụng nặng hơn và tiêu chảy kéo dài 48 tiếng, nhất định phải nhờ đến sự can thiệp của y tế.
Trang bị kiến thức cơ bản về ngộ độc thực phẩm để “cứu lấy” bản thân và những người xung quanh khỏi các tình huống cấp bách. Đồng thời, hãy lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn để đảm bảo sức khỏe.