Ngủ nhiều cảnh báo bệnh gì? Cải thiện ra sao?
Ngủ nhiều, ngủ liên tục, buồn ngủ thường xuyên vào ban ngày đôi khi đang cảnh báo những nguy hại về sức khỏe. Theo một số nghiên cứu, việc ngủ quá nhiều có thể gây bệnh tim, tăng cân, suy giảm tinh thần,… Xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ nhiều giúp bạn có phương pháp can thiệp hữu hiệu. Để biết được ngủ nhiều có sao không, lí do hình thành và cách điều trị phù hợp, bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé!
1. Thế nào được xem là ngủ nhiều?
Thời gian ngủ là lúc các cơ quan được nghỉ ngơi, “xả hơi” sau ngày dài làm việc. Để đảm bảo về mặt sức khỏe, tinh thần minh mẫn, ngủ đủ giấc là chưa đủ, bạn còn phải ngủ sâu và có một giấc ngủ chất lượng. Sau mỗi lần dậy không cảm thấy mệt mỏi, cảm giác thoải mái, sảng khoái. Tuy nhiên, một vài yếu tố bên ngoài hoặc lối sống thiếu khoa học sẽ khiến bạn dễ đối mặt với vấn đề mất ngủ hoặc chứng ngủ quá nhiều.
Dựa vào thể trạng, độ tuổi, giới tính,… mà nhu cầu ngủ của từng người sẽ có điểm khác biệt. Bên cạnh đó, quá trình lão hóa, phụ nữ mang thai, tính chất công việc cũng phần nào tác động làm thay đổi nhu cầu ngủ ở mỗi người.
Theo đó, số giờ ngủ đủ giấc chủ yếu dựa vào độ tuổi:
– Trẻ dưới 1 tháng tuổi: Mỗi ngày cần ngủ trong tầm 14 đến 17 giờ.
– Trẻ trên 1 tháng tuổi: Đảm bảo giấc ngủ trong tầm 12 đến 15 giờ/ngày.
– Trẻ bắt đầu tập đi: Nhu cầu ngủ trong tầm 11 đến 14 tiếng/ngày.
– Trẻ em trong tuổi mẫu giáo: Hằng ngày nên ngủ trong tầm 10 đến 13 tiếng.
– Trẻ trong giai đoạn tiểu học: Đảm bảo thời gian ngủ trong tầm 9 đến 11 tiếng/ngày.
– Đối tượng thanh thiếu niên: Nhu cầu ngủ trong tầm 8 đến 10 tiếng/đêm.
– Đối tượng trên 18 tuổi: Mỗi đêm nên ngủ trong tầm 7 đến 9 tiếng.
– Đối tượng là người lớn tuổi: Nên duy trì giấc ngủ mỗi đêm từ 7 đến 8 tiếng.
Dựa vào những thông số trên, nếu một người ngủ hơn số giờ ngủ trong nhu cầu thì được xem là ngủ nhiều. Đa phần nhóm người bị bệnh ngủ nhiều có thể ngủ giao động từ 10 đến 12 tiếng/đêm. Đôi khi, nhiều trường hợp ngủ từ 15 tiếng trở lên.
2. Nguyên nhân ngủ nhiều từ đâu?
Ngủ nhiều còn được biết đến là chứng ngủ lâu hay ngủ lịm. Một số nghiên cứu khoa học được triển khai về vấn đề này cho thấy, ngủ nhiều tác động gần 2% dân số toàn cầu. Họ cần kéo dài giấc ngủ hơn người thường mới cảm thấy thoải mái. Tình trạng ngủ nhiều có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
– Những yếu tố từ bên ngoài, điển hình hơn hết là tính chất công việc phải làm trong nhiều giờ, chi phối từ con cái và gia đình khiến người bệnh không có thì giờ để nghỉ ngơi. Đến một thời điểm nào đó, cơ thể không thể chịu đựng được, và cần nghỉ ngơi gấp nhiều lần để bù trừ, dẫn đến việc ngủ nhiều.
– Những ai thường xuyên bị thức giấc vào giữa đêm cũng rất dễ bị chứng ngủ nhiều. Vì sau mỗi lần thức giấc, cần thời gian để vào lại giấc ngủ, khiến chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo. Họ cần ngủ nhiều hơn vào ban ngày hoặc đôi khi sẽ kéo dài giấc ngủ vào buổi tối.
– Thói quen thức khuya để chơi game, đọc truyện, gọi điện thoại,… nhưng sáng hôm sau bắt buộc phải dậy sớm để đi làm, học tập. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến họ ngủ không đủ giấc, từ đó cơ thể sẽ kích thích họ ngủ nhiều để nạp lại năng lượng.
– Thêm vào đó nguyên nhân ngủ nhiều có thể bắt nguồn từ một số vấn đề liên quan đến sức khỏe chẳng hạn như: Các bệnh về tuyến giáp hoặc tim mạch, triệu chứng ngưng thở lúc ngủ, tinh thần đi xuống,…
3. Ngủ nhiều là bệnh gì?
Ngủ nhiều có sao không? Ngủ li bì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Các chủ đề liên quan đến việc ngủ nhiều luôn thu hút sự quan tâm từ đông đảo bạn đọc. Bên cạnh việc gây cảm giác mệt mỏi, không tập trung, thể trạng xuống cấp thì chứng ngủ quá nhiều còn là tác nhân tạo nên các bệnh nguy hiểm:
– Tạo điều kiện để hình thành chứng viêm khớp, đau nhức xương khớp, dẫn đến viêm mãn tính. Những ai đã có vấn đề về xương khớp thì mức độ sẽ nặng hơn.
– Số giờ ngủ vượt mức nhu cầu có thể làm gia tăng nồng độ đường huyết trong máu. Trên cơ sở đó, người bệnh rất dễ bị đái tháo đường.
– Khảo sát ở nhóm người ngủ nhiều, cho thấy cân nặng của họ có dấu hiệu tăng liên tục trong nhiều năm, dẫn đến béo phì. Được biết, những ai có giấc ngủ kéo dài từ 9 tiếng trở lên trong một đêm có tỉ lệ béo phì lên 21% so với người thường.
– Theo thống kê có đến 15% số người ngủ nhiều bị trầm cảm.
– Bệnh về tim mạch cũng là một trong những hệ lụy từ tình trạng ngủ nhiều. Các cuộc nghiên cứu đã đưa ra dẫn chứng, nhóm nữ giới ngủ nhiều có nguy cơ mắc triệu chứng về tim cao hơn 38% khi so với các đối tượng còn lại.
Nếu không khắc phục sớm tình trạng ngủ lâu, từ những ảnh hưởng về sức khỏe, nó có thể đe dọa đến tính mạng.
4. Cải thiện chứng ngủ nhiều cực đơn giản
Để cải thiện được vấn đề ngủ lịm, người bệnh cần đến bệnh viện để chẩn đoán chính xác nguyên nhân ngủ nhiều, từ đó có biện pháp hỗ trợ thích hợp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
– Xây dựng lối sống khoa học, bằng cách loại bỏ dần những sở thích xấu như: Sử dụng chất kích thích, lạm dụng đồ uống có cồn, thức khuya sau 23 giờ, ăn quá nhiều trước khi đi ngủ,…
– Có lịch trình ngủ và thức giống nhau qua nhiều ngày, cân chỉnh đủ số giờ ngủ theo nhu cầu từ chuyên gia. Việc lặp đi lặp lại khung giờ đi ngủ và tỉnh giấc giúp cơ thể làm quen với múi giờ sinh học mới, rất hiệu quả để đẩy lùi chứng ngủ nhiều.
– Chăm vận động cơ thể, cố gắng luyện tập thể dục và chơi thể thao thường xuyên.
– Thiết kế lại không gian phòng ngủ, nên giữ chỗ ngủ yên tĩnh, thông thoáng, để nhiệt độ phòng và màu đèn ở mức vừa phải.
– Nếu đã áp dụng nhiều cách cải thiện giấc ngủ tại nhà, nhưng tình trạng ngủ li bì vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần gặp bác sĩ để nhận được ý kiến điều trị.
Bài viết trên xoay quanh đến chủ đề ngủ nhiều, hy vọng thông tin được đề cập hữu ích với độc giả. Bất kỳ triệu chứng bất thường liên quan đến giấc ngủ đều ảnh hưởng ít nhiều cho sức khỏe. Vì vậy, mỗi người không được chủ quan, cần nâng cao ý thức xây dựng giấc ngủ chất lượng hằng ngày. Để có một sức khỏe tốt, bên cạnh giấc ngủ thì bạn cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất.