Người bệnh Gút nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gút. Tuy nhiên, bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi mà khá nhiều người đang băn khoăn. Hiểu được điều đó, bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chế độ ăn uống khoa học dành cho người bệnh gút, chỉ trong thời gian ngắn, cơn đau gút của bạn sẽ thuyên giảm. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Khái niệm về bệnh Gút

Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

Theo thống kê có 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc bệnh gút, ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Theo thống kê có 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc bệnh gút, ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.

Những biểu hiện của bệnh gút:

– Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.

– Lắng đọng sạn urat: Là trường hợp những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.

– Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận-tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận.

– Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 400 micromol/lit.

– Đối tượng có nhiều nguy cơ bị tăng axit uric máu và mắc bệnh gút:

– Có tiền sử gia đình bị bệnh gút

– Thừa cân và béo phì.

– Ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin.

– Nghiện rượu, nghiện cà phê.

– Dùng nhiều thuốc lợi tiểu như hypothiazid, lasix… có thể làm tăng axit uric và gây ra các đợt gút cấp tính.

2. Chế độ ăn uống cho người bị bệnh gút

Bệnh gút nên kiêng ăn gì?

Purine chính là “thủ phạm” gây ra các cơn gút đột ngột. Vì vậy, để kiểm soát bệnh, bạn nên tránh ăn những phẩm giàu purine. Bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh dùng:

– Nội tạng động vật: gan, thận, não, tim…

– Thịt: như thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai

– Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…

– Hải sản: sò điệp, cua, tôm

Người bệnh Gút nên hạn chế ăn hải sản
Người bệnh Gút nên hạn chế ăn hải sản

– Đồ uống có đường: đặc biệt là nước ép trái cây và nước ngọt

– Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose

– Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose, nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Bệnh gút nên ăn gì?

Bệnh gút nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người bệnh rất quan tâm. Đa số người bệnh hoang mang vì phần lớn những thực phẩm họ dùng đều có nhiều purine hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp, vì vậy bạn có thể dùng thoải mái, chẳng hạn như:

Trái cây: Tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gút. Thậm chí, quả anh đào còn giúp ngăn ngừa các đợt gút do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể.

Bệnh nhân gút nên bổ sung nhiều trái cây
Bệnh nhân gút nên bổ sung nhiều trái cây

Rau quả: Tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gút, như khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau xanh.

Các loại đậu: Đậu lăng, đậu nành, đậu phụ…

Các loại hạt

Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt và lúa mạch

Các sản phẩm từ sữa

Trứng

Đồ uống: Cà phê, trà và trà xanh

Các loại thảo mộc và gia vị

Dầu thực vật

Một số lời khuyên khác cho người bệnh Gút

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh Gút cần phải xây dựng một chế độ sinh hoạt phù hợp:

Giảm cân

Nếu bạn bị gút, thừa cân sẽ khiến bạn dễ bị một đợt gút. Khi bạn thừa cân, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Việc kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể. Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm đề kháng insulin và giảm mức axit uric. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng giảm cân cấp tốc vì sẽ làm tăng nguy cơ bị các cơn gút cấp.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn gút. Tập thể dục không những giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mà còn giúp giữ mức axit uric thấp.

Xây dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh Gút
Xây dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh Gút

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ bị gút do nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu. Nếu bạn tập thể dục nhiều thì cần phải bổ sung nhiều nước.

Hạn chế uống đồ uống có cồn

Các chất cồn là nguyên nhân gây kích thích các đợt gút. Nguyên nhân là do cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ axit uric, điều này làm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.

Dùng thực phẩm bổ sung vitamin C

Theo các nghiên cứu, vitamin C có thể làm giảm mức axit uric, do đó có thể ngừa cơn gút. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về thông tin này.

Một chế độ ăn uống khoa học cùng một lối sống, sinh hoạt lành mạnh chính là giải pháp hàng đầu giúp bạn sống hòa bình với gút. Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn!