Người bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quyết định đến quá trình điều trị tiểu đường. Vì vậy, để ổn định chỉ số đường huyết người bệnh cần phải thận trọng khi lựa chọn thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề không phải ai cũng biết. Thông qua bài viết này, Organika Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh tiểu đường. 

Với người bị tiểu đường việc ổn định lượng đường huyết trong máu rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường cần phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng nhưng vẫn kiểm soát được lượng đường huyết. Một chế độ ăn nhiều rau, trái cây và protein lành mạnh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiểu đường. 

1. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị tiểu đường

Như đã nêu trên, dinh dưỡng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý sẽ giúp duy trì sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, hạn chế các biến chứng và góp phần ổn định chỉ số đường huyết ở mức an toàn cho người bệnh. 

Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường thì áp dụng chế độ ăn uống khoa học là biện pháp được áp dụng đầu tiên và duy trì suốt đời. Việc ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm được liều thuốc cần sử dụng và cải thiện sức khỏe đáng kể. Chưa dừng ở đó, khi người bệnh ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ bình ổn đường huyết theo tiêu chuẩn điều trị và cải thiện tình trạng rối loạn lipid rất thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường. Từ đó, góp phần làm giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Chế độ ăn uống sẽ góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả
Chế độ ăn uống sẽ góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả

Vì vậy, thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường cần phải đảm bảo không làm tăng nhanh đường huyết, cũng không làm hạ đường huyết sau bữa ăn. Đồng thời, không làm tăng các yếu tố gây bệnh như rối loạn mỡ máu, suy thận, tăng huyết áp cũng như hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giảm tình trạng mệt mỏi của người bệnh. 

2. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Với người bị tiểu đường kiến thức về chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn tình trạng đường máu cao. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên ăn, cũng như những thực phẩm cần hạn chế mà bệnh nhân tiểu đường cần nắm rõ. 

2.1. Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường có thể kể đến:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu gỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ…  được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng thay vì rán, xào… Các loại củ như khoai sắn sẽ chứa nhiều tinh bột nên nếu người bệnh ăn loại củ này thì cần giảm hoặc cắt cơm. 

Nhóm thịt cá: Người bệnh nên ăn cá, ăn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ. 

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều thịt cá để tăng cường sức khỏe
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều thịt cá để tăng cường sức khỏe

Nhóm chất béo, đường: Những thực phẩm được ưu tiên trong khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…

Nhóm rau: Theo khuyến cáo của bác sĩ, người bị tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn bằng cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không sử dụng nhiều loại sốt có chất béo. 

– Hoa quả: Đây là nhóm thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tích cực bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Lưu ý là không nên cho thêm kem, sữa và hạn chế các loại quả chín ngọt như: Sầu riêng, hồng chín, xoài chín…

2.2. Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Để kiểm soát tốt lượng đường huyết người bệnh nên hạn chế tối đa những thực phẩm sau: 

– Trái cây có GI cao: Thông thường các loại trái cây đều có GI thấp, tuy nhiên dưa và dứa lại có GI cao có khả năng làm tăng đường huyết nhiều hơn. Do đó, người bệnh cần tránh xa các loại trái cây có GI cao. 

– Chất béo bão hòa: Ăn quá nhiều chất béo bão hòa sẽ khiến bệnh tiểu đường nghiêm trọng hơn. Một số thực phẩm mà người bệnh không nên ăn như: Khoai tây chiên, các món nướng có chứa các loại chất béo. 

– Đường tinh luyện: Đây chính là “kẻ thù” với người bệnh tiểu đường. Vậy nên, bệnh nhân nên hạn chế hoặc tránh xa đường tinh luyện, đặc biệt là bánh ngọt và bánh quy mua ở cửa hàng. 

– Thực phẩm nặng Carb: Carbohydrate là một phần rất quan trọng trong tất cả các bữa ăn. Thế nhưng, với người bệnh tiểu đường thì cần hạn chế lượng Carbohydrate nạp vào cơ thể và kết hợp carbs với nguồn protein hoặc chất béo có lợi cho sức khỏe. Một số thực phẩm giàu Carb mà người bệnh nên hạn chế ăn là: Mì ống và gạo, bánh quy, bánh mì trắng, các loại ngũ cốc chế biến…

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn thực phẩm giàu Carbohydarate
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn thực phẩm giàu Carbohydarate

– Rượu bia: Với người đang trong quá trình điều trị tiểu đường có sử dụng liệu pháp insulin có nguy cơ hạ đường huyết cao hơn nếu uống quá nhiều rượu bia. Do đó, người bệnh nên hạn chế tối đa các loại nước uống có cồn thay vào đó là uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây. 

– Thức uống có đường: Các loại nước uống chứa nhiều đường, chẳng hạn như nước ngọt có gas, cà phê… có thể làm mất cân bằng nồng độ insulin đối với người bị tiểu đường. 

– Đồ ăn mặn: Ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, điều này thực sự không tốt cho người tiểu đường. 

3. Nguyên tắc ăn uống cho người tiểu đường 

Theo viện dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ của các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định như sau sẽ rất tốt trong việc điều trị bệnh: 

– Protein: Lượng protein cần bổ sung là 1 – 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tỷ lệ tương đương 15 – 20% năng lượng khẩu phần ăn. 

Lipit: Tỷ lệ chất béo trong khẩu phần ăn tốt nhất là 25%, không vượt quá ngưỡng 30% và hạn chế các axit béo bão hòa. Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. 

Gluxit: Tỷ lệ gluxit nên đạt từ 50 – 60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường nên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: Gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…

Nhiệm vụ quan trọng nhất của bệnh tiểu đường là kiểm soát lượng đường huyết ổn định. Chính vì vậy, người bệnh cần phải xây dựng thực đơn ăn uống mỗi ngày đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng để duy trì sức khỏe mà không làm đường huyết tăng cao. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, sẽ giúp cho những ai mắc bệnh, biết được những thực phẩm nên ăn và không nên ăn để lượng đường huyết luôn ở “vòng” an toàn và hạn chế những nguy cơ về sức khỏe.