Nguyên nhân tụt canxi ở mẹ bầu, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Nuôi dưỡng con cái là hành trình không hề dễ dàng. Từ khi mang thai, mẹ cần cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho con trẻ. Dưỡng chất nào cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, canxi là một trong số đó. Khi mang thai, cơ thể mẹ cần một lượng canxi lớn hơn để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Canxi còn đảm bảo sức khỏe của mẹ, hạn chế những biến chứng xấu trong thai kỳ. Lượng nhu cầu canxi tăng cao dễ dẫn đến thiếu hụt canxi ở mẹ bầu. Việc tìm hiểu nguyên nhân tụt canxi, dấu hiệu và phòng ngừa kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cả mẹ lẫn bé. Cùng tìm hiểu kĩ ở phần thông tin dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của canxi trong thai kỳ
Canxi là khoáng chất không thể thiếu trong thai kỳ. Khoáng chất này giúp phát triển hệ xương và răng cho thai nhi. Đối với mẹ bầu, canxi duy trì sức khỏe xương, ngăn ngừa loãng xương và đau nhức trong thai kỳ. Canxi còn đóng vai trò quan trọng cho điều hòa co bóp cơ và hoạt động của hệ thần kinh. Thiếu canxi có thể gây nhiều biến chứng cho cả mẹ và con.
Một số biến chứng nghiêm trọng khi thiếu canxi ở mẹ và bé:
- Suy dinh dưỡng còi xương đối với trẻ
- Xuất hiện dị tật về xương như xương giòn, thiếu xương,…
- Chậm phát triển ở trẻ
- Kết cấu xương cột sống yếu đi ở mẹ bầu
- Tiền sản giật do thiếu canxi
Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ canxi trong thai kỳ là điều vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân tụt canxi ở bà bầu
Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến trạng tụt canxi ở bà bầu. Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp mẹ chủ động phòng ngừa được tình trạng thiếu hụt canxi. Phòng bệnh không bao giờ là dư thừa. Nhất là khi mẹ đang phải chăm lo “gấp đôi” so với bản thân ngày thường.
Chế độ ăn thiếu canxi
Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân phổ biến gây tụt canxi. Nhiều mẹ bầu không tiêu thụ đủ thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, và rau xanh. Thiếu hụt này làm cơ thể không đủ lượng canxi cần thiết để duy trì sức khỏe.
Ngoài ra, thói quen ăn uống thiếu cân đối, không lành mạnh cũng làm giảm canxi trong cơ thể.
Vấn đề hấp thụ canxi
Dù chế độ ăn đầy đủ canxi, cơ thể vẫn có thể gặp vấn đề về hấp thụ. Các bệnh lý tiêu hóa như viêm ruột hoặc rối loạn dạ dày có thể làm giảm hấp thụ canxi. Thiếu vitamin D cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi từ thực phẩm. Do đó, dù ăn nhiều canxi, cơ thể vẫn không nhận đủ lượng cần thiết.
Sức khỏe và các vấn đề liên quan
Các bệnh lý khác cũng gây ra tụt canxi ở bà bầu. Đầu tiên, rối loạn nội tiết tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng duy trì mức canxi ổn định trong cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố của người mẹ thay đổi mạnh mẽ. Những biến đổi này có thể làm giảm sự hấp thụ canxi hoặc tăng cường đào thải canxi qua đường nước tiểu.
Bệnh thận cũng là một nguyên nhân nghiêm trọng gây tụt canxi ở bà bầu. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng điện giải và khoáng chất trong cơ thể, bao gồm cả canxi. Khi chức năng thận suy giảm, cơ thể không thể duy trì mức canxi bình thường.
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa tụt canxi ở bà bầu
Làm thế nào để nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu hụt canxi? Và mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa hiệu quả tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu thường gặp và những biện pháp phòng ngừa cần thiết để duy trì sức khỏe tốt nhất trong suốt thai kỳ.
Dấu hiệu tụt canxi thường gặp ở mẹ bầu
Một số biểu hiện thiếu canxi sau sinh thường gặp ở các mẹ bầu bao gồm:
- Đau nhức xương và cơ. Thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm
- Móng tay, chân yếu và dễ gãy
- Răng đau nhức
- Mệt mỏi và dễ cáu gắt
- Rụng tóc nhiều
- Rối loạn giấc ngủ: ngủ chập chờn, khó vào giấc
- Hệ miễn dịch yếu, dễ bị cảm cúm
Các dấu hiệu tụt canxi không chỉ tác động đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ bầu. Vì vậy, nhận biết sớm và bổ sung canxi kịp thời là điều cần thiết. Trong thai kỳ, mẹ cần lắng nghe cơ thể mình và chú ý đến bất kỳ dấu hiệu lạ nào, dù nhỏ nhất.
Cách phòng ngừa tụt canxi ở bà bầu
Để ngăn ngừa tụt canxi, bà bầu cần chú trọng đến chế độ ăn uống cân bằng. Hãy bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa chua, và hải sản. Các loại rau xanh như cải bó xôi, cải xoăn, và bông cải xanh cũng rất giàu canxi và dễ hấp thụ. Nếu chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu canxi, mẹ bầu có thể sử dụng các viên bổ sung canxi.
Viên uống Organika Calcium là một lựa chọn đáng tham khảo cho mẹ bầu. Thành phần 100% thiên nhiên, lành tính, không gây tác dụng phụ cho mẹ bầu. Mỗi viên uống bổ sung 250mg canxi hữu cơ, cùng Magie, Kẽm và vitamin D3. Giúp bổ sung canxi hữu cơ hiệu quả nhất.
Ngoài việc ăn uống, bà bầu cũng cần bổ sung đủ vitamin D. Vitamin D giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể, giúp xương và răng chắc khỏe. Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên. Vì vậy mẹ bầu nên dành khoảng 15-20 phút mỗi ngày để tắm nắng buổi sáng sớm.
Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cũng giúp duy trì sức khỏe xương, giảm nguy cơ tụt canxi. Đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi mức canxi để bổ sung khi cần thiết.
Vậy là bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu được nguyên nhân tụt canxi thường gặp, cũng như triệu chứng và cách phòng ngừa. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là điều mà mẹ bầu cần nhớ để vượt qua thời gian thai kỳ thoải mái, nhẹ nhàng. Nên nhớ rằng chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ không chỉ là bổ sung canxi mà còn là chú ý đến sức khỏe tổng thể. Mẹ bầu nhớ đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng, đủ dinh dưỡng. Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để duy trì sự dẻo dai và chắc khỏe của hệ xương. Theo dõi sức khỏe định kỳ và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.