Những điều cần biết về bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phổ biến ở nữ giới, với số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng và tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể được chữa khỏi nếu như được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, việc tìm hiểu về các dấu hiệu về bệnh là rất cần thiết để chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. 

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là một bộ phận của cơ quan sinh dục nữ, tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung. Thông thường, cổ tử cung của phụ nữ sẽ được bao bọc bởi một lớp mô mỏng từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung thường xảy ra khi các tế bào ở tử cung phát triển bất thường, vượt quá mức kiểm soát của cơ thể. Các tế bào này xâm lấn khu vực xung quanh và tạo ra khối u trong cổ tử cung, thậm chí di căn tới các cơ quan lân cận.

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới

2. Triệu chứng của ung thư cổ tử cung

Bệnh thường không có những dấu hiệu quá nổi bật và sẽ phát triển âm thầm trong vài năm. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung cũng có những dấu hiệu nhận biết ban đầu như chảy máu bất thường ở âm đạo, chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt, chảy máu trong và sau khi quan hệ, kinh nguyệt kéo dài. Ở giai đoạn phát triển, ung thư cổ tử cung sẽ có biểu hiện đau vùng chậu, tiểu tiện bất thường và sưng chân. Trường hợp các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, các khối u có thể ảnh hưởng đến các cơ quan đó, chẳng hạn chèn ép bàng quang hoặc làm tắc nghẽn tĩnh mạch. 

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung

Như chúng ta đã biết, đa số các trường hợp bị ung thư cổ tử cung đều do nhiễm virus Human Papillomavirus (HPV). HPV là một nhóm có hơn 200 virus liên quan, được phân loại thành virus HPV nguy cơ thấp và virus HPV nguy cơ cao. Với khoảng 14 typ HPV nguy cơ cao gây ra các bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư đầu và cổ. Trong đó, HPV16 và HPV18 được cho là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung. 

Thông thường trường hợp bị ung thư cổ tử cung đều do nhiễm virus HPV
Thông thường trường hợp bị ung thư cổ tử cung đều do nhiễm virus HPV

4. Ung thư cổ tử cung có mấy giai đoạn?

Ung thư cổ tử cung được chia làm 4 giai đoạn. Theo đó, con số càng thấp thì tế bào ung thư các ít di căn nhưng bước sang giai đoạn IV thì bệnh đã diễn biến nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Dưới đây là 4 đặc điểm của ung thư cổ tử cung được phân loại theo FIGO.

4.1. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã phát triển trên bề mặt của cổ tử cung vào các mô sâu hơn. Lúc này, ung thư chưa di căn đến các bạch huyết lân cận và các cơ quan khác trong cơ thể. 

– Giai đoạn IA: Xuất hiện lượng nhỏ tế bào ung thư và có thể thấy nhìn thấy dưới kính hiển vi. 

– Giai đoạn IA1: Tế bào ung thư chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi và lặn sâu dưới 3mm (khoảng 1/8 inch). 

– Giai đoạn IA2: Tế bào ung thư chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi và lặn sâu từ 3mm – 5mm (khoảng 1/5 inch).

– Giai đoạn IB: Ung thư giai đoạn 1 đã lặn sâu hơn 5mm (khoảng 1/5 inch) nhưng vẫn nằm ở cổ tử cung. 

– Giai đoạn IB1: Ung thư đã lặn sâu hơn 5mm (khoảng 1/5 inch),  kích thước không quá 2cm (khoảng 4/5 inch). 

– Giai đoạn IB2: Ung thư lan sâu hơn 5mm (khoảng 1/5 inch), kích thước không quá 4cm.

– Giai đoạn IB3: Khối ung thư có kích thước ít nhất 4cm và vẫn giới hạn ở tử cung.

Diễn biến của từng giai đoạn ung thư cổ tử cung 
Diễn biến của từng giai đoạn ung thư cổ tử cung

4.2. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2

Các tế bào ung thư đã phát triển ra ngoài cổ tử cung và tử cung, nhưng không lan đến các khung chậu hoặc phần dưới âm đạo. Ở giai đoạn này, các tế bào cũng chưa phát triển đến các hạch bạch huyết gần đó và các khu vực khác trong cơ thể. 

– Giai đoạn IIA: Ung thư đã phát triển ra ngoài cổ tử cung và tử cung nhưng chưa lan vào mô tuyến (mô bên cạnh cổ tử cung). 

– Giai đoạn IIA1: Các tế bào ung thư không lớn hơn 4cm.

– Giai đoạn IIA2: Các tế bào ung thư hoặc bằng 4cm.

– Giai đoạn IIB: Các tế bào ung thư đã phát triển ra ngoài cổ tử cung và tử cung, đồng thời xâm lấn vào các mô bên cạnh cổ tử cung. 

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe ở nữ giới 
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe ở nữ giới

4.3. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3

Các tế bào ung thư đã phát triển đến phần dưới của âm đạo hoặc thành xương chậu, dẫn đến tình trạng làm tắc niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang). 

– Giai đoạn IIIA: Ung thư đã phát triển đến phần dưới của âm đạo nhưng chưa xâm lấn đến các thành xương chậu. Tuy nhiên, chúng có thể không di căn các hạch bạch huyết gần đó và những khu vực xa khác. 

– Giai đoạn IIIB: Ung thư đã lan vào thành của khung chậu và đang chặn một hoặc hai niệu quản, gây ra các vấn đề về thận. Lúc này, chúng cũng chưa lan đến các hạch bạch huyết và các vị trí xa khác. 

– Giai đoạn IIIC: Các tế bào ung thư có kích thước bất kỳ cần thông qua các xét nghiệm hình ảnh hoặc sinh thiết cho thấy ung thư đã phát triển đến các hạch bạch huyết vùng chậu gần đó (IIIC1) hay các hạch bạch huyết kế động mạch chủ (IIIC2). Khi này các tế bào ung thư vẫn chưa lan ra các vị trí xa trong cơ thể. 

Giai đoạn 3 các tế bào ung thư đã phát triển đến phần dưới của âm đạo hoặc thành xương chậu
Giai đoạn 3 các tế bào ung thư đã phát triển đến phần dưới của âm đạo hoặc thành xương chậu

4.4. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4

Khi bước sang giai đoạn này, ung thư đã di căn vào bàng quang, trực tràng hoặc đến các cơ quan gần đó như phổi và xương. 

– Giai đoạn IVA: Tế bào ung thư đã di căn đến bàng quang hoặc trực tràng, thậm chí là đang phát triển ra ngoài khung chậu. 

– Giai đoạn IVB: Ung thư đã lan đến các cơ quan xa bên ngoài vùng chậu, chẳng hạn như các hạch bạch huyết, phổi hoặc xương. 

5. Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Ung thư cổ tử cung có chữa được không luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của đông đảo chị em phụ nữ. Với nền Y học hiện đại và tiến bộ như hiện nay thì ung thư cổ tử cung sẽ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Nếu bệnh được phát hiện kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ngược lại, nếu ung thư cổ tử cung được phát triển khi đã những tiến triển nghiêm trọng thì rất khó điều trị.

Tùy vào từng giai đoạn của ung thư cổ tử cung mà sẽ có những kết quả điều trị khác nhau, cụ thể như: 

– Giai đoạn tại chỗ (Insitu): Nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì cơ hội sống trên 5 năm lên đến 96%.

– Giai đoạn 1: Khả năng sống trên 5 năm giảm còn 80 – 90%.

– Giai đoạn 2: Cơ hội để bệnh nhân sống trên 5 năm giảm còn 50 – 60%.

– Giai đoạn 3: Tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ còn 25 – 35%.

– Giai đoạn 4: Khả năng sống trên 5 năm chỉ còn dưới 15%.

– Tỷ lệ 90% bệnh khi tái phát di căn xa sẽ tử vong trong vòng 5 năm. 

Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ góp phần rút ngắn thời gian điều trị
Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ góp phần rút ngắn thời gian điều trị

6. Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu? 

Ung thư cổ tử cung thường không xảy ra đột ngột mà thường diễn biến âm ỉ trong thời gian dài. Bắt đầu từ lúc nhiễm virus HPV và gây ra các biểu hiện bất thường cho tế bào cổ tử cung, dẫn đến tổn thương tiền ung thư rồi phát triển thành ung thư, thì người bệnh có khả năng sống từ 10 – 15 năm. Nếu như những diễn biến của bệnh được phát triển kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp, nhằm ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển và di căn đến các bộ phận khác. Do đó, ung thư cổ tử cung sống được lâu thì phải dựa vào các giai đoạn của bệnh. 

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm ở phụ nữ. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Chính vì vậy, chị em cần phải chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh và thăm khám phụ khoa thường xuyên để tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có giải pháp chữa trị kịp thời. 

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phổ biến ở nữ giới, với số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng và tỉ lệ tử vong cao, nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus HPV.