Những điều cần biết về bệnh viêm mũi dị ứng 

Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh bất kỳ ai cũng có thể đối mặt. Các triệu chứng của bệnh sẽ khiến người bệnh khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống. Thậm chí, còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xoang mạn tính. 

Người bị viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện hắt hơi liên tục kèm theo chảy nước mũi giàn giụa, khô họng… khiến người bệnh gặp không ít “phiền toái” trong cuộc sống hàng ngày. Vậy phải làm sao để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả? Hãy cùng Organika tìm hiểu qua bài viết!

1. Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh thường gặp ở nhiều người, nhất là vào lúc thời tiết giao mùa. Tình trạng này xảy ra khi niêm mạc bị viêm và hít phải chất gây dị ứng như khói bụi, lông, tơ, phấn hoa… khiến người bệnh hắt hơi như một cách chống lại các dị nguyên này. Bệnh dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều khó khăn cho người bệnh do phải hắt hơi liên tục, kèm theo chảy nước mũi, khô họng và ngạt mũi. Đây là một căn bệnh lành tính nhưng lại gây không ít phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.  

Theo đó, viêm mũi dị ứng sẽ được chia thành các dạng như sau: 

– Viêm mũi dị ứng có chu kỳ (theo mùa): Thường xảy ra ở một vài thời điểm trong năm khi thời tiết thay đổi đột ngột.

– Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ (quanh năm): Có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào khi gặp các dị nguyên mũi sẽ bị kích ứng và viêm. 

Viêm mũi dị ứng thường gây ra những căn bệnh khó chịu cho người bệnh
Viêm mũi dị ứng thường gây ra những căn bệnh khó chịu cho người bệnh

2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Biến đổi khí hậu, cơ địa nhạy cảm và tiếp xúc với các dị nguyên là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhiều người bị viêm mũi dị ứng. Đồng thời, khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể sẽ sản sinh một chất hóa học tự nhiên có tên histamin để chống lại các tác nhân gây hại bên ngoài. Nhưng lại phản ứng quá mức dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng. 

Một số nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi dị ứng thường gặp là: 

– Tiếp xúc với dị nguyên trong nhà gồm: Khói bụi, lông chó mèo, phấn hoa, lông vải từ quần áo, nước hoa, mùi thức ăn, nấm mốc…

– Tiếp xúc với dị nguyên trong không khí gồm: Phấn hoa, lông sâu, bướm, mùi rác thải, gió, không khí lạnh…

– Dị ứng với các thành phần của thuốc gồm: Kháng sinh, penicillin, aspirin, vaccine.

Ngoài ra, chứng viêm mũi dị ứng còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau: 

– Người thường xuyên căng thẳng, lo âu quá mức 

– Rối loạn nội tiết tố đối với phụ nữ tiền mãn kinh hoặc lạm dụng thuốc tránh thai

– Lối sống thiếu khoa học, lười vận động và thiếu Vitamin D, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá. 

 

3. Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng

Để sớm phát hiện bệnh viêm mũi dị ứng bạn có thể nhận biết qua một số triệu chứng sau: 

3.1. Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ 

Tình trạng viêm mũi dị ứng theo chu kỳ thường xảy ra khi thời tiết thay đổi (đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng), với những triệu chứng sau:

– Ngứa mũi, cay mũi, hắt hơi liên tục, ngứa ở vùng họng

– Chảy nước mũi giàn giụa, nước mũi có đặc điểm trong suốt như nước lã

– Đỏ mắt, cay mắt hoặc có thể chảy nước mắt

– Hắt hơi liên tục vào sáng sớm khi vừa thức dậy 

– Các triệu chứng có thể kéo dài trong vài tuần 

Những triệu chứng của viêm mũi dị ứng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và đời sống người bệnh
Những triệu chứng của viêm mũi dị ứng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và đời sống người bệnh

3.2. Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ 

Người bị viêm mũi dị ứng không có chu kỳ sẽ không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và không xảy ra theo mùa. Tuy nhiên, cũng có một số triệu chứng tương tự như viêm mũi dị ứng có chu kỳ cụ thể:

– Hắt hơi nhiều lần và liên tục, kèm theo cơn nghẹt mũi rất khó chịu và ngày càng nghiêm trọng hơn.

– Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với các triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh viêm xoang như: Nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu, đau nặng đầu… Đồng thời, người bệnh có hiện tượng ngủ ngáy hay mất khứu giác.

4. Cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất

Mặc dù, viêm mũi dị ứng là một căn bệnh lành tính nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Dưới đây là những phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng mà bạn có thể tham khảo. 

– Dùng nước muối sinh lý: Người bệnh có thể tận dụng nước muối sinh lý để làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi và ngứa mũi. Đây là cách đơn giản và hiệu quả giúp loại bỏ dịch nhầy trong mũi và sát khuẩn để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là phải thực hiện đúng cách để hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn. 

– Điều trị bằng thuốc: Dựa vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phù hợp để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng để khắc phục bệnh viêm mũi dị ứng có thể kể đến: Kháng sinh steroids, kháng histamin, kháng cholinergic, leukotriene…. 

– Đặc trị hiệu: Đây là cách giải mẫn cảm khi biết được nguyên nhân gây bệnh. Phương pháp này sẽ đưa các dị nguyên vào cơ thể với số lượng tăng dần để tạo kháng thể bao vây để làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch của người bệnh. 

– Phẫu thuật: Thường được chỉ định cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng có polyp, thoái hóa cuốn mũi, lệch vách ngăn hay gai vách ngăn. 

Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi những phương pháp kia không mang lại hiệu quả
Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi những phương pháp trước kia không mang lại hiệu quả

5. Một số lưu ý dành cho người bị viêm mũi dị ứng

Để hạn chế những biến chứng của viêm mũi dị ứng khi bước vào giai đoạn chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

– Vệ sinh răng miệng và mũi sạch sẽ mỗi ngày để sớm đẩy lùi bệnh.

– Không dùng tay ngoáy mũi để tránh làm tổn thương niêm mạc.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống, đặc biệt là Vitamin C để tăng cường đề kháng giúp người bệnh mau chóng hồi phục. 

– Hạn chế ăn các thực phẩm có tính lạnh, đồ sống và không nên uống rượu bia, thuốc lá. 

– Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh áp lực và căng thẳng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. 

– Không nên nuôi chó mèo trong mèo trong nhà, giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thay chăn ga, gối đệm thường xuyên. 

– Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc lúc vệ sinh nhà cửa để hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn. 

Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh lành tính những các triệu chứng của bệnh lại ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như có giải pháp khắc phục kịp thời. Chính vì vậy, khi có những biểu hiện của viêm mũi dị ứng bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần giữ vệ sinh nơi và cơ thể sạch sẽ, cũng như tránh tiếp xúc với các dị nguyên để góp phần nhanh chóng đẩy lùi bệnh.