Những điều cần biết về tật loạn thị và cách phòng ngừa 

Loạn thị là một tật của mắt gây ảnh hưởng đến tầm nhần của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây loạn thị, cách khắc phục và biện pháp phòng ngừa tật loạn thị như thế nào. Để trả lời cho những câu hỏi này mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Loạn thị là gì?

Loạn thị còn có một cách gọi khác là hội chứng Astigmatism là một dạng khiếm khuyết ở mắt. Trong trường hợp này, giác mạc của người mắc hội chứng Astigmatism sẽ có hình dạng khác thường, những tia sáng thay vì tụ lại một điểm thì lại khuếch tán trên võng mạc, làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh, khiến hình ảnh thu được có hình dạng méo mó hoặc bị nhòe. 

Loạn thị được chia làm hai dạng:

– Loạn thị giác mạc là tình trạng giác mạc bị lệch.

– Loạn thị thấu kính là tình trạng ống kính bị lệch.

Người bị loạn thị thường đối mắt với các bệnh lý đi kèm theo của mắt như tật cận thị hay viễn thị. Ngoài ra, theo khuyến cáo của bác sĩ tật loạn thị không thể tự khỏi và mức độ nặng hay nhẹ của hội chứng này sẽ có thể tăng theo thời gian

Loạn thị là một dạng khiếm khuyết của mắt có thể xảy ra ở mọi đối tượng
Loạn thị là một dạng khiếm khuyết của mắt có thể xảy ra ở mọi đối tượng

2. Nguyên nhân gây loạn thị

Có thể nói, thủ phạm hàng đầu gây ra tật loạn thị chính là sự biến dạng của giác mạc. Ở người bình thường giác mạc sẽ có dạng uốn cong như hình quả bóng tròn giúp tia sáng tụ lại 1 điểm trên võng mạc. Tuy nhiên, với người bị loạn thị giác mạc sẽ bị biến dạng và làm đi độ cong đó, dẫn đến tình trạng hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc (có thể ở trước và sau võng mạc), khiến hình ảnh thu được không rõ ràng, bị mờ hoặc nhòe.

Ngoài sự biến dạng giác mạc, cũng tồn tại một số yếu tố gây ra tật loạn thị có thể kể đến:

– Sẹo để lại do phẫu thuật hoặc chấn thương ở mắt.

– Người mắc bệnh Keratoconus khiến giác mạc bị thoái hóa và biến dạng thành hình chóp.

– Sinh thiếu tháng cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc tật loạn thị. 

– Nếu ba mẹ có từng mắc hội chứng Astigmatism thì khả năng cao con cũng sẽ đối mặt với tình trạng này. 

– Người mắc các tật về mắt ở mức nặng như cận thị nặng hoặc viễn thị cũng có nguy cơ mắc loạn thị. 

– Đọc sách, xem tivi hay sử dụng thiết bị điện tử trong điều kiện không đủ ánh sáng cũng là nguyên nhân dẫn đến loạn thị. 

Thói quen đọc sách thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt
Thói quen đọc sách thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt

3. Biểu hiện của loạn thị 

Tùy vào từng đối tượng mắc tật loạn thị mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhưng đa phần các trường hợp bị loạn thị đều xuất hiện những biểu hiện dưới đây:

– Đau đầu khi quá tập trung nhìn một chỗ.

– Khó nhìn hơn khi vào trong không gian tối.

– Thường mỏi mắt, nheo mắt

– Hình ảnh mà mắt thu được bị nhòe hoặc méo mó dù vật nằm ở khoảng cách gần hay xa. 

4. Cách chẩn đoán tật loạn thị 

Để xác định bản thân có mắc tật loạn thị hay không người bệnh cần phải đi đến gặp bác sĩ. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được chỉ định làm một số bài kiểm tra đo lường thị lực nhằm tìm hiểu nguyên nhân loạn thị và mức độ của bệnh.

– Kiểm tra khúc xạ: Người bệnh sẽ được hướng dẫn đọc biểu đồ bằng cách nhìn qua thấu kính của máy khúc xạ chuyên dụng. Sau khi có chỉ số khúc xạ sẽ xác định được các vấn đề mà mắt đang gặp phải. Qua đó, cũng có thể xác định được liệu tật loạn thị có liên quan đến một số vấn đề khác về mắt như thoái hóa điểm vàng, tắc mạch máu võng mạc. 

– Kiểm tra thị lực: Dù kiểm tra bất kỳ một bệnh lý nào về mắt bạn cũng sẽ được yêu cầu kiểm tra thị lực. Nếu thị lực đạt 20/20 thì mắt vẫn bình thường, ngược lại thị lực không đạt kết quả 20/20 chứng tỏ mắt đang sử dụng các loại kính mắt, kính áp tròng không phù hợp hay mắt đang gặp phải một số vấn đề. 

Để xác định chính xác tình trạng loạn thị thì cần phải tiến hành một số bài kiểm tra về mắt 
Để xác định chính xác tình trạng loạn thị thì cần phải tiến hành một số bài kiểm tra về mắt

– Kiểm tra độ cong giác mạc: Người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra độ cong giác mạc bằng máy đo góc hiện đại nhằm xác định tật loạn thị có phải do bệnh giác mạc hình chóp hay không.

– Kiểm tra tập trung ánh sáng: Phương pháp này người bệnh sẽ được chiếu ánh sáng vào mắt, để kiểm tra những thay đổi của tia sáng đi từ giác mạc đến võng mạc. Bài kiểm tra này sẽ giúp xác định chính xác mức độ loạn thị và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

5. Cách khắc phục tật loạn thị 

Hội chứng Astigmatism (loạn thị) không thể tự khỏi nhưng nếu được điều trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh. Hơn thế, nếu thực hiện phẫu thuật giác mạc sẽ đẩy lùi được tật loạn thị hoàn toàn. 

5.1. Đeo kính loạn thị 

Loạn thị có nên đeo kính không luôn là câu hỏi quan tâm hàng đầu của rất nhiều người. Như chúng ta đã biết loạn thị sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh, do đó đeo kính chính là giải pháp đơn giản nhất để hạn chế những ảnh hưởng của chứng loạn thị. Lúc này, thấu kính được thiết kế dưới dạng hình cầu giúp tia sáng tụ lại một điểm và điều chỉnh tầm nhìn xa gần nếu người bị loạn thị đi kèm với tật cận thị hoặc viễn thị. 

Người bị loạn thì cần phải đeo kính để cải thiện tầm nhìn
Người bị loạn thì cần phải đeo kính để cải thiện tầm nhìn

5.2. Kính Ortho – K (Orthokeratology)

Đây là loại kính áp tròng dạng cứng được áp dụng cho các trường hợp bị loạn thị nặng với chức năng điều chỉnh và định hình giác mạc trong thời gian chờ phẫu thuật. Tuy nhiên, loại kính này chỉ cần đeo vào ban đêm và đeo thường xuyên để tránh trường hợp giác mạc về hình dạng bất thường. 

5.3. Phẫu thuật giác mạc

Trường hợp bị loạn thị nghiêm trọng, việc đeo kính đã không thể cải thiện được tình hình. Người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật sử dụng tia Laser hoặc dao vi phẫu giúp giác mạc trở lại hình dạng bình thường và không cần phải đeo kính nữa. 

Với những người mắc tật loạn thị nhưng lại bị tiểu đường, HIV, viêm khớp dạng thấp, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hoặc tầm nhìn không ổn định trong vòng 1 năm thì không thể làm phẫu thuật. Không những vậy, người đang trong quá trình sử dụng thuốc biệt dược, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng không được thực hiện cuộc phẫu thuật này. 

Phẫu thuật là phương án cuối cùng trong việc điều trị loạn thị 
Phẫu thuật là phương án cuối cùng trong việc điều trị loạn thị

6. Cách phòng ngừa tật loạn thị 

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa tật loạn thị như sau:

– Tăng cường sức khỏe của đôi mắt, giảm nhẹ các triệu chứng bằng cách tăng cường sức khỏe đôi mắt.

– Thường xuyên đi khám mắt để duy trì sức khỏe cho mắt và phát hiện sớm các bệnh lý nếu có.

– Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin, Lutein, Zeaxanthin, kẽm, axit béo, Omega-3,… để tăng cường sức đề kháng, củng cố cấu trúc giác mạc và điểm vàng. 

– Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, chăm sóc mắt kỹ lưỡng, không đọc sách hoặc sử dụng thiết bị điện tử trong điều kiện thiếu ánh sáng, sử dụng quá lâu. 

– Thực hiện các bài thể dục rèn luyện sức khỏe của mắt. 

Loạn thị là một tình trạng rất phổ biến hiện nay và có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh lẫn người già. Tật loạn thị dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây cản trở về tầm nhìn của người bệnh, gây khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng này là chủ động tăng cường sức khỏe cho đôi mắt và khám mắt thường xuyên.