Những điều cần biết về thiếu máu để chăm sóc tốt cho sức khỏe

Tình trạng thiếu máu là một trong những vấn đề về sức khỏe được nhiều người quan tâm. Việc thiếu máu có thể dẫn đến những hệ lụy xấu bạn không thể lường trước được. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy cùng Organika Việt Nam tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung bài viết bên dưới nhé! 

1. Thiếu máu là gì? Chẩn đoán thiếu máu

Thiếu máu được hiểu đơn giản là tình trạng mà số lượng huyết sắc tố và lượng hồng cầu bên trong máu ngoại vi có xu hướng giảm đáng kể. Trên cơ sở đó, nó dẫn đến thiếu lượng oxy cung cấp đến các mô của những tế bào có trong cơ thể mỗi người. Theo các chuyên gia thì thiếu máu cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để bệnh kéo dài trong nhiều ngày mà không có phương pháp hỗ trợ, bệnh có nguy cơ tiến triển xấu đi, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, tồi tệ nhất có thể gây tử vong ở bệnh nhân. 

Một số người thường chủ quan về những biểu hiện khác lạ trên cơ thể, chỉ khi chúng trở nặng mới tiến hành thăm khám, nhưng đã quá muộn. Riêng đối với bệnh thiếu máu, việc chẩn đoán bệnh sẽ dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng. 

Thiếu máu nếu không được điều trị sớm có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe
Thiếu máu nếu không được điều trị sớm có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe

Cụ thể, xét về lâm sàng, bác sĩ sẽ thông qua các dấu hiệu sau để chẩn đoán bệnh: 

– Làn da trở nên xanh xao, phần niêm mạc có phần nhợt nhạt

– Thường xuyên ù tai, hoa mắt, chóng mặt và đôi khi là ngất xỉu

– Tiêu hóa gặp vấn đề, ăn không ngon, biếng ăn

– Cơ thể mệt mỏi, hồi hộp, tim đập nhanh hơn bình thường

– Riêng đối với phụ nữ có thể vô kinh

Chẩn đoán bệnh thiếu máu về cận lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa vào những kết quả theo công thức sẵn có về máu, hàm lượng acid folic, cũng như hàm lượng ferritin/tủy:

– Công thức máu: Đưa ra kết luận theo nồng độ Hemoglobin có trong máu bệnh nhân:

+ Tỉ lệ thấp hơn 13g/dl (130 g/l) đối với các đối tượng là nam giới. 

+ Tỉ lệ thấp hơn 12g/dl (120 g/l) đối với các đối tượng là nữ giới.

+ Tỉ lệ thấp hơn 11g/dl (110 g/l) đối với các đối tượng là người lớn tuổi. 

– Hàm lượng Ferritin trong cơ thể có sự suy giảm

– Tương tự, hàm lượng Acid folic hay vitamin B12  cũng có xu hướng giảm

– Tủy giảm sinh

2. Nguyên nhân thiếu máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu, mà chúng ta thường không chú ý đến. Sau đây là một số nguyên nhân chính, bạn có thể tham khảo:

– Đầu tiên là tình trạng thiếu máu do quá trình sản xuất máu tại vùng tủy xương suy giảm.

– Thiếu máu thiếu sắt: Đây là trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý gây ra sự mất máu như giun móc, dạ dày viêm loét, rong kinh,…

– Thiếu máu do giảm lượng acid folic: Đa phần xuất hiện ở người nghiện rượu, hấp thu dinh dưỡng kém, dùng thuốc ngừa thai nhiều,…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu mà chúng ta không ngờ đến
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu mà chúng ta không ngờ đến

– Thiếu máu do cơ thể thiếu hụt vitamin B12: Các đối tượng đã thực hiện cắt đoạn dạ dày/cắt đoạn hồi trường, gặp tình trạng thiểu năng tuyến tụy,…

– Thiếu máu vì tán huyết miễn dịch gây nên: Riêng với trường hợp này, bên trong cơ thể người bệnh tồn tại các kháng thể bất thường, chúng chống lại hồng cầu, dẫn đến hồng cầu bị vỡ. 

– Thiếu máu do phần tủy xương suy yếu: Do cơ thể nhiễm trùng, tác động của hóa chất, tia xạ, đôi khi là di trường và một số trường hợp chưa có nguyên rõ ràng. 

– Thiếu máu do cơ thể suy thận mạn.

3. Triệu chứng bệnh thiếu máu

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu tương đối “mờ nhạt”, vì chúng có thể tương đồng với những loại bệnh khác. Do đó, bạn rất khó nhận biết được bản thân có đang thiếu máu hay không. Tuy nhiên, để đảm bảo một sức khỏe tốt, khi nhận thấy các biểu hiện sau đây, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất, cũng có thể bạn đang bị thiếu máu nhưng không hề hay biết:

– Bề mặt da trở nên xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sức sống.

– Cơ thể thường xuyên đau nhức, mệt mỏi, không tập trung và hay ngủ gật

– Có hiện tượng ù tai, nhức đầu, hoa mắt và chóng mặt.

– Cảm thấy chán ăn, mất dần cảm giác ngon miệng, sụt cân đột ngột, rối loạn tiêu hóa

– Khó thở, đánh trống ngực (nhịp tim không rõ ràng, khó xác định), cảm thấy hồi hộp

– Riêng đối với phụ nữ có thể đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc vô tinh. 

4. Bệnh thiếu máu nên ăn gì? Người thiếu máu không nên ăn gì?

4.1. Thực phẩm nên bổ sung:

Theo các chuyên gia thì chế độ dinh dưỡng tác động rất lớn đến tình trạng bệnh thiếu máu. Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học cũng phần nào đó giúp người bệnh ổn định sức khỏe và khắc phục dần những biểu hiện của bệnh. Nếu bạn và người thân đang đối mặt với căn bệnh này, thì hãy bổ sung ngay nhóm thực phẩm sau vào thực đơn: 

– Sắt: Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu, bên cạnh đó nó cũng giúp cơ thể mang oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Thêm sắt vào bữa ăn sẽ hạn chế được nguy cơ bị thiếu máu, và giúp nuôi dưỡng tế bào. Những thực phẩm giàu sắt phải kể đến: Thịt đỏ (heo, bò,..), hải sản, các loại hạt và đậu, rau xanh,…

– Nhóm vitamin B (B6, B9, B12,…): Đây là nhóm chất không thể thiếu trong quá trình tạo hồng cầu cho cơ thể. Nhờ đó cải thiện được bệnh thiếu máu, bạn có thể dung nạp nhóm vitamin B vào thực đơn thông qua: Ức gà, cá hồi, sữa, ngũ cốc,…

– Vitamin C: Có tác dụng phòng ngừa bệnh thiếu máu, hạn chế các loại bệnh về nhiễm trùng, ung thư,… Đồng thời, nó còn giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Các loại trái cây giàu vitamin C bạn đừng bỏ qua: Cam, quýt, dưa hấu,…

Bệnh nhân thiếu máu cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng của bản thân
Bệnh nhân thiếu máu cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng của bản thân

4.2. Thực phẩm cần kiêng:

Bên cạnh các thực phẩm nên bổ sung vào cơ thể, bạn cũng cần lưu ý kiêng các nhóm chất sau khi bản thân đang gặp phải tình trạng thiếu máu:

– Canxi: Bệnh nhân thiếu máu nếu cung cấp lượng canxi quá mức có thể làm cản trở cơ thể hấp thụ sắt, tăng nguy cơ gây ra tình trạng đông máu dẫn đến tử vong. Bạn cần hạn chế các loại thực phẩm như: Cải ngọt, rau dền, phô mai, sữa chua,… 

– Tanin (là hợp chất polyphenol): Tương tự như canxi, tanin cũng gây ức chế sự hấp thụ sắt, có hại cho người thiếu máu. Hợp chất này có nhiều trong trà xanh, cà phê, bắp, nho,… 

– Axit oxalic: Hợp chất hóa học này cũng được khuyên là không nên dùng quá nhiều trong giai đoạn thiếu máu. Nó có thể phản ứng với canxi từ đó tạo ra kết tủa. Axit oxalic được tìm thấy nhiều trong củ cải đường, cacao, tiêu, khế,… 

– Gluten: Có thể tác động xấu đến thành ruột, nó ngăn cản cơ thể hấp thu sắt , từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình tạo hồng cầu. Người bị thiếu máu nên kiêng các thực phẩm: Bánh mì, lúa mạch, mì ống,… 

Để chắc chắn rằng thực đơn mỗi ngày của bạn đảm bảo dinh dưỡng và tốt cho tình trạng bệnh thiếu máu, bạn nên tham khảo qua ý kiến đến từ các bác sĩ chuyên môn. 

5. Phác đồ điều trị thiếu máu

Nhằm giúp cải thiện dần các triệu chứng của bệnh thiếu máu, bác sĩ sẽ dựa vào tính chất bệnh và tình trạng bệnh hiện tại của bạn để đưa ra phác đồ trị bệnh phù hợp nhất: 

– Trường hợp thiếu máu bất sản: Bạn sẽ được dùng các loại thuốc kê toa theo chỉ định, tiến hành truyền máu và thực hiện ghép tủy xương.

– Trường hợp thiếu máu tán huyết tự miễn: Điều quan trọng bạn cần làm là sử dụng các loại thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, theo sự hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ. 

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thiếu máu hiệu quả
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thiếu máu hiệu quả

– Trường hợp xuất huyết: Một khi thiếu máu dẫn đến xuất huyết, các bác sĩ có thể chỉ định bạn phải phẫu thuật, để giúp lành lành hiệu quả các mao mạch đã tổn thương.

– Trường hợp thiếu máu hồng cầu hình liềm: Thông thường, người bệnh sẽ phải dùng đến thuốc giảm đau, bổ sung vừa đủ lượng axit folic, sử dụng đến kháng sinh cách quãng, và cuối cùng là sự can thiệp của liệu pháp oxy. 

– Trường hợp tan máu bẩm sinh: Một khi bệnh tiến triển trầm trọng thì bạn sẽ được chỉ định truyền máu, tiến hành ghép tủy hoặc thực hiện phẫu thuật. 

– Với những trường hợp thiếu máu do cơ thể thiếu sắt, vitamin B12 hoặc thiếu folate,… thì bệnh nhân có thể cải thiện bệnh thông qua chế độ ăn uống.

Bài viết trên nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết nhất về bệnh thiếu máu. Đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, một khi bệnh đã trở nặng bạn rất khó điều trị dứt điểm. Do đó, hãy tạo thói quen thăm khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần để chắc chắn rằng sức khỏe bạn vẫn tốt, và phòng ngừa thiếu máu ngay từ đầu bạn nhé!