Phân biệt giữa tụt huyết áp và tụt canxi

Tụt huyết áp và tụt canxi là hai vấn đề sức khỏe thường gặp. Nhiều người có thể nhầm lẫn giữa chúng do có những biểu hiện khá giống nhau. Phân biệt tụt huyết áp và tụt canxi rất quan trọng để có biện pháp xử lý kịp thời. Việc hiểu nhầm giữa tụt huyết áp và tụt canxi có thể gây chữa trị sai cách. Dẫn đến các biến chứng không đáng có. 

Tụt huyết áp và tụt canxi – Hiểu thế nào mới đúng?

Tụt huyết áp xảy ra khi áp lực máu tác động lên thành mạch trong cơ thể thấp hơn mức bình thường. Tình trạng này có thể do cơ thể thiếu nước, mất máu, hoặc các vấn đề về tim mạch. Một trong những nguyên nhân gây tụt huyết áp đó chính là hạ canxi máu. Đây là mối liên hệ giữa hai triệu chứng trên. Nhiều người thường tự hỏi, tụt huyết áp có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, nếu không xử lý kịp thời, tụt huyết áp có thể gây tổn thương cho các cơ quan quan trọng như não, tim.

Tụt huyết áp có thể xảy ra với bất kỳ ai
Tụt huyết áp có thể xảy ra với bất kỳ ai

Trong khi đó, tụt canxi là hiện tượng lượng canxi trong máu giảm dưới mức bình thường. Tụt canxi gây ra các triệu chứng khó chịu cho cơ thể. Tụt canxi ngỡ như bình thường nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Nếu không xử lý kịp thời, tụt canxi có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho hệ thần kinh và tim mạch.


Các biểu hiện của tụt canxi và tụt huyết áp 

Mỗi tình trạng sẽ bao gồm các dấu hiệu nhận biết như sau: 

Biểu hiện 

Tụt canxi

Tụt huyết áp 
Giống nhau  – Mệt mỏi

– Chóng mặt hoặc choáng váng 

– Gây ảnh hưởng đến trí nhớ, thiếu tập trung

Khác nhau  – Tăng phản xạ gân xương

– Co rút cơ, đau nhức cơ

– Co giật, chuột rút

– Rối loạn cảm giác trong lòng bàn tay, bàn chân

– Đau thắt bụng

– Có thể có rối loạn nhịp tim.

– Ngất

– Mất nước và khát bất thường

– Tầm nhìn giảm, mắt mờ

– Da lạnh, sần sùi, nhợt nhạt

– Thở nhanh, thở nông

Tụt huyết áp và tụt canxi có nhiều dấu hiệu nhận biết giống nhau nên dễ nhầm lẫn
Tụt huyết áp và tụt canxi có nhiều dấu hiệu nhận biết giống nhau nên dễ nhầm lẫn

Vì hạ huyết áp và hạ canxi khác nhau về bản chất nhưng tương đồng về một số biểu hiện. Khi nhận thấy đang có các dấu hiệu trên, cần thăm khám ở các cơ sở y tế sớm nhất.

Nên làm gì khi tụt huyết áp và tụt canxi

Khi gặp tình trạng tụt huyết áp hoặc tụt canxi, cần có kiến thức để xử lý kịp thời. Không nên tự ý áp dụng các biện pháp dân gian để tránh biến chứng nguy hiểm.

Nên làm gì khi tụt huyết áp?

Khi bị tụt huyết áp, hãy thực hiện các bước sau:

  • Nằm xuống và nâng chân lên cao hơn tim để máu lưu thông trở lại.
  • Uống một ly nước lọc hoặc nước muối pha loãng để bổ sung nước và tăng cường tuần hoàn.
  • Ăn nhẹ các món có đường hoặc muối để ổn định huyết áp.
Nên ăn những món ăn nhiều đường, muối khi bị tụt huyết áp
Nên ăn những món ăn nhiều đường, muối khi bị tụt huyết áp

Tụt huyết áp có chữa được không? Câu trả lời là có, nhưng cần dựa vào nguyên nhân gây ra. Nếu tụt huyết áp do thiếu nước, bổ sung nước là điều cần thiết. Còn nếu do các bệnh lý về tim mạch, cần được điều trị y tế kịp thời. Để biết tình trạng sức khỏe chính xác nhất, cần tham khảm ý kiến của bác sĩ. Quan trọng là duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và theo dõi sức khỏe định kỳ để tránh tình trạng tái phát.

Nên làm gì khi tụt canxi?

Khi bị tụt canxi cần làm gì? Hãy thực hiện các bước sau:

  • Bổ sung ngay thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, hoặc viên uống canxi.
  • Uống nhiều nước và nằm nghỉ ngơi để cơ thể hấp thụ canxi.
  • Nếu tình trạng kéo dài hoặc có triệu chứng nặng như co giật, đến ngay cơ sở y tế để điều trị.

Tụt canxi có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch và hệ thần kinh, gây nguy hiểm cho tính mạng. Do đó, cần phòng ngừa tụt canxi ngay từ hôm nay. Bổ sung canxi đầy đủ hàng ngày và duy trì lối sống lành mạnh, tránh các nguyên nhân gây thiếu và giảm canxi đột ngột.

Cách phòng ngừa tụt huyết áp và tụt canxi

Phòng ngừa tụt huyết áp và tụt canxi khá đơn giản, nhưng cần tính kỉ luật và kiên trì đối với bản thân. Cả hai tình trạng này đều có thể ngăn chặn hiệu quả nếu biết cách duy trì sức khỏe tổng thể.

Phòng ngừa tụt huyết áp

  • Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, đặc biệt trong những ngày nắng nóng hoặc khi vận động nhiều.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên để giữ ổn định lượng đường trong máu và huyết áp.
  • Bổ sung muối hợp lý trong khẩu phần ăn.
  • Tránh đứng dậy quá nhanh sau khi ngồi lâu.

Việc duy trì huyết áp ở mức ổn định là cách hiệu quả để tránh các biến chứng nguy hiểm. Nên trang bị cho bản thân máy đo huyết áp tại nhà để tiện cho quá trình theo dõi. Nếu bạn thường xuyên bị tụt huyết áp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Phòng ngừa tụt canxi

  • Duy trì chế độ ăn uống giàu canxi hàng ngày như sữa, sản phẩm từ sữa, hải sản, và rau xanh đậm.
  • Tiếp xúc ánh nắng mặt trời hợp lý để giúp cơ thể hấp thụ vitamin D.
  • Tránh thói quen gây mất canxi như uống quá nhiều nước ngọt có ga, cà phê, hoặc rượu bia.
  • Tập thể dục đều đặn để cải thiện khả năng hấp thụ canxi và duy trì sức khỏe xương khớp.
  • Bổ sung viên uống Organika Calcium để bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể. 
Nên duy trì lối sống lành mạnh để phòng tránh tụt huyết áp và tụt canxi
Nên duy trì lối sống lành mạnh để phòng tránh tụt huyết áp và tụt canxi

Tụt huyết áp và tụt canxi đều là những tình trạng sức khỏe đáng lưu tâm, cần được nhận diện và xử lý kịp thời. Việc phân biệt tụt huyết áp và tụt canxi là rất quan trọng để có cách điều trị phù hợp. Đừng coi thường các biểu hiện của tụt canxi hay dấu hiệu nhận biết tụt huyết áp! Vì chúng có thể “chuyển biến xấu” nếu không can thiệp sớm.

Quan trọng nhất là duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, và thường xuyên theo dõi sức khỏe để phòng ngừa các tình trạng này. Hãy nhớ rằng, sức khỏe là tài sản quý giá nhất!