Bà bầu bị chuột rút, là do đâu? Làm sao để giảm đau nhức?
“Em bé ngoan nhà mình đang lớn lên khỏe mạnh, ngoan ngoãn trong bụng mẹ. Nhưng chẳng hiểu sao đêm qua mẹ lại bị chuột rút đau điếng. Mẹ lo quá, không biết có ảnh hưởng gì đến con không?” – Đây là tâm sự của khiến không ít mẹ bầu trăn trở. Vậy nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút là gì? Làm sao để giảm thiểu tình trạng này? Hy vọng bài viết này sẽ tìm ra các giải pháp giúp mẹ bầu an tâm hơn trong quá trình mang thai nhé.
Vì sao bà bầu bị chuột rút?
Bỗng dưng các cơ lại quặn thắt, khiến mẹ bầu vừa đau đớn, vừa sợ hãi vô cùng. Mẹ lo lắng không biết bé có phải cảm nhận được nỗi đau này không, chỉ mong con luôn khỏe mạnh và bình an. Từ khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường gặp phải tình trạng này. Chuột rút thường xuất hiện vào ban đêm khi đang ngủ. Vùng bắp chân, tay, bụng bị co thắt lại. Cảm giác này lan ra các vùng khác trên cơ thể và trở nên nghiêm trọng hơn vào những tháng cuối thai kỳ.
Một số nguyên nhân chính gây chuột rút ở mẹ bầu:
Cân nặng tăng lên: Khi em bé lớn dần, cân nặng của mẹ cũng tăng lên, đặc biệt là vùng chân. Áp lực lên các cơ khiến chúng dễ bị co thắt.
Tử cung phát triển: Tử cung lớn dần lên, chèn ép vào các mạch máu và dây thần kinh. Điều này làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ bắp, gây tê bì.
Thiếu hụt dưỡng chất:
- Canxi: Dưỡng chất còn tham gia vào hoạt động của thần kinh cơ. Chuột rút do thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến mà thai phụ thường gặp.
- Magie: Dưỡng chất này cần thiết để thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi hiệu quả.
Mất nước: Rối loạn điện giải gây ra tình trạng chuột rút.
Lạm dụng cơ bắp: Hoạt động quá sức hoặc đứng, ngồi một tư thế quá lâu cũng khiến các cơ “mệt mỏi”.
Nếu chuột rút diễn biến xấu, thai phụ nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Mẹ bầu bị chuột rút có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Chuột rút không phải là trường hợp hiếm gặp ở mẹ bầu. Khoảng 80% bà bầu đều gặp phải tình trạng chuột rút ở tay, chân,…Mẹ thường lo lắng “Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không?” Hầu hết đều không nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nhưng nó cũng không hoàn toàn vô hại. Vòng luẩn quẩn của chuột rút, mất ngủ và đau nhức khiến mẹ bầu kiệt sức. Những đêm mất ngủ triền miên do chuột rút khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng. Chưa kể, đau nhức cơ bắp còn khiến mẹ ngại vận động, tiềm ẩn nguy cơ mắc các vấn đề về xương khớp, tăng cân quá mức và thậm chí là khó khăn quá trình chuyển dạ.
Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến những cơn chuột rút ở vùng bụng. Mẹ sẽ cảm nhận được khối mô cứng hiện lên dưới phần da. Nếu kèm theo các dấu hiệu bất thường như chảy máu, đau bụng dữ dội, đau mỏi vai. Đây chính là tín hiệu cảnh báo thai kỳ nguy hiểm. Tình trạng có thể đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuyệt đối không được chủ quan. Mẹ cần đến khám bác sĩ để điều trị ngay trước khi quá muộn.
Xử lý chuột rút bắp chân bà bầu cực kỳ hiệu quả
Chuột rút “ngang ngược”, đến nhưng chẳng hề báo trước. Nó thường xuất hiện đột ngột, khiến mẹ phải ngừng mọi hoạt động. Nếu mẹ bầu bị chuột rút, đặc biệt ở vùng bắp chân, hãy thử những cách sau để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả:
- Bước 1: Duỗi thẳng chân và kéo căng các ngón chân về phía cẳng chân. Lặp lại động tác này vài lần sẽ giúp cơ bắp thư giãn.
- Bước 2: Kéo căng cơ kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng vùng bắp chân bị chuột rút để tăng cường lưu thông máu.
- Bước 3: Sau khi đỡ đau hơn, mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng hoặc nâng cao chân để ngăn chuột rút tái phát.
- Bước 4: Sau khi nghỉ ngơi, thỉnh thoảng mẹ có thể chườm lạnh có thể giúp giảm sưng và viêm ở các cơ.
Lưu ý: Mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm. Bởi, nước ấm có tác dụng thư giãn cơ bắp rất tốt.Tuy nhiên, mẹ không nên chườm nóng trực tiếp lên vùng bị chuột rút khi cơn đau đang diễn ra nhé.
Xem thêm: Canxi bầu hữu cơ: Bí quyết giảm cơn đau chuột rút ở mẹ bầu.
Xác định nguyên nhân bà bầu hay bị chuột rút là bước đầu tiên để mẹ bầu chủ động phòng ngừa. Bổ sung canxi, magie, uống đủ nước và cân bằng dinh dưỡng mỗi ngày là chìa khóa để có thai kỳ khỏe mạnh. Đặc biệt, vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ tăng cao. Lúc này, mẹ có thể kết hợp thêm viên uống canxi hữu cơ để giảm thiểu tình trạng bà bầu bị chuột rút.