Phòng ngừa đột quỵ với những cách vô cùng đơn giản
Đột quỵ là một trong những bệnh đe dọa đến tính mạng hàng đầu, khiến nhiều người lo sợ và quan tâm. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, theo một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cứ trung bình 3 phút sẽ có 1 ca tử vong nguyên nhân do đột quỵ gây nên. Con số này đáng báo động, mỗi người cần có sự chủ động trong cách bảo vệ sức khỏe cũng như phòng ngừa đột quỵ ngay từ đầu. Để biết chi tiết hơn về đột quỵ, nguyên nhân, biểu hiện và một số biện pháp phòng đột quỵ hiệu quả, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết bên dưới nhé!
1. Tìm hiểu đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn được biết đến là bệnh tai biến mạch máu não. Nó xuất hiện khi trạng thái não gặp tổn thương nặng, chủ yếu do hoạt động cấp máu lên não bị gián đoạn hoặc suy giảm đột ngột, lúc này não bộ thiếu oxy trầm trọng, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho các tế bào. Quá trình này diễn ra trong vài phút sẽ khiến cơ thể chết dần do lượng máu thiếu hụt để nuôi tế bào và các cơ quan.
Vì vậy, khi người có biểu hiện đột quỵ cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt, cố gắng kéo dài thời gian. Phần lớn những người vượt qua cơn đột quỵ thường có sức khỏe yếu, để lại nhiều di chứng tồi tệ, chẳng hạn như tê liệt, mất ngôn ngữ, thính giác suy giảm, khả năng vận động gặp khó khăn,…
Đột quỵ sẽ được chia làm 2 loại:
– Đột quỵ do thiếu máu: Hầu hết các ca đột quỵ đều xuất hiện ở dạng này, chiếm gần 85%. Đây là tình trạng hình thành các cục máu đông gây nghẽn động mạch, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não bộ.
– Đột quỵ do xuất huyết: Tình trạng này diễn ra khi mạch máu di chuyển đến não bị vỡ, làm máu chảy nhanh không kiểm soát gây nên hiện tượng xuất huyết não.
2. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Có nhiều nguyên nhân gây nên đột quỵ, sau đây là một trong số nguyên do chính bạn tham khảo qua để biết cách phòng tránh:
– Về vấn đề tuổi tác, nhóm người lớn tuổi có tỉ lệ bị đột quỵ cao hơn nhiều so với người trẻ. Trong giai đoạn từ 55 tuổi trở đi, cứ chu kỳ 10 năm thì nguy cơ mắc đột quỵ sẽ tăng gấp đôi. Bên cạnh đó, nam giới được cho là sẽ bị đột quỵ cao hơn phái nữ.
– Trong gia đình nếu đã có người bị đột quỵ, thì các thành viên khác có nguy cơ mắc khá cao.
– Những ai không may bị đột quỵ thì nguy cơ tiếp tục đối mặt với căn bệnh này rất lớn, đặc biệt là trong những tháng đầu và có thể kéo dài liên tiếp trong những năm sau đó vì cơ thể đang rất yếu.
– Nhóm đối tượng mắc các bệnh liên quan đến đái tháo đường hay tim mạch được nhận định là nguyên nhân làm tăng khả năng mắc đột quỵ so với người có sức khỏe bình thường.
– Không chỉ tiểu đường và tim mạch mà cao huyết áp cũng là một trong những bệnh gây nên đột quỵ. Khi huyết áp tăng cao sẽ làm gia tăng sức ép lên vị trí thành động mạch, quá trình này diễn ra nhiều ngày làm thành mạch tổn thương gây xuất huyết não. Thêm vào đó, cao huyết áp còn là tác nhân hình thành cục máu đông – đột quỵ dễ dàng xuất hiện.
– Lượng cholesterol quá cao cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây đột quỵ mà nhiều người không nghĩ đến. Chúng tích tụ lại trong cơ thể đến một mức nào đó sẽ tạo thành vật cản gây nghẽn mạch máu não.
– Béo phì, cân nặng tăng quá mức cũng là nguồn gốc làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là nguyên nhân hình thành nhiều căn bệnh nguy hiểm: Cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…
– Từ lâu, thuốc lá đã được coi là tác nhân hủy hoại cơ thể một cách thầm lặng, nó cũng là nguyên nhân gây ra đột quỵ cao gấp nhiều lần so với người thường. Thói quen xấu hút thuốc trong thời gian dài sẽ làm thành mạch máu tổn hại, gây ra hiện tượng xơ cứng động mạch.
– Bên cạnh tất cả các nguyên nhân được đề cập bên trên, thì lối sống thiếu khoa học, ăn uống không đầy đủ chất, làm việc quá sức, lười vận động, dùng nhiều chất kích thích,… cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
3. Biểu hiện đột quỵ ra sao?
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu qua những biểu hiện của đột quỵ, theo các chuyên gia thì chúng xuất hiện và dừng lại khá nhanh, trong thời gian ngắn sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần gồm:
– Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, không có sức, tê cứng vùng mặt.
– Vận động trở nên khó khăn, tồi tệ hơn là không thể cử động được, một số trường hợp tê liệt một phần cơ thể.
– Rối loạn ngôn ngữ, phát âm không rõ ràng, khi nói chữ bị dính hoặc nói ngọng. Để chắc chắn rằng người bệnh bị đột quỵ bạn có thể kiểm tra họ bằng cách nói một số câu đơn giản và yêu cầu họ lặp lại, nếu không nhắc lại được thì phần trăm họ đang đột quỵ rất cao.
– Người khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, không thể đứng vững được.
– Suy giảm thị lực rõ nét, tầm nhìn trở nên mờ ảo, không nhìn rõ kể cả những vật ở gần.
– Đau nhức đầu ở mức độ nặng, cơn đau đầu đến đột ngột, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói.
4. Bật mí những cách phòng đột quỵ dễ dàng thực hiện tại nhà
Đột quỵ dù được cấp cứu kịp thời cũng sẽ để lại những di chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát. Do đó, bạn hãy cùng Organika “bỏ túi” ngay những cách phòng đột quỵ sau đây nhé:
– Xây dựng chế độ dưỡng hợp lý: Cân bằng các nhóm chất, bổ sung vào thực đơn các loại rau củ đặc biệt là đậu và ngũ cốc. Hạn chế dùng nhiều thịt đỏ (thịt bò, dê,…), nên ăn thịt trắng, hải sản, sữa hay trứng nhằm cung cấp cho cơ thể protein. Loại bỏ bớt các thức ăn nhanh đã được chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ và đồ đóng hộp. Nên hạn chế các loại nước uống có cồn, nước ngọt, thay vào đó nên bổ sung nước lọc, nước ép nguyên chất,…
– Chăm luyện tập thể dục: Mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra từ 15 đến 30 phút, với những bài tập đơn giản chẳng hạn như đi bộ, đạp xe cũng là cách giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, là nguồn cội dẫn đến đột quỵ. Việc tập thể dục hay chơi thể thao hàng ngày sẽ hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, tăng cường thể lực, giúp tim khỏe mạnh.
– Cố gắng giữ ấm cơ thể: Nếu cơ thể nhiễm lạnh rất dễ tăng huyết áp, điều này gây áp lực lên thành mạch máu lâu dần sẽ làm mạch máu bị vỡ. Vì vậy, bạn hãy tập thói quen giữ ấm người, đặc biệt là những người lớn tuổi và trong thời điểm giao mùa trời trở lạnh.
– Nói không với thuốc lá: Như đã đề cập ở phần trên thì hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ. Bên cạnh đó, thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà nó còn liên lụy đến những người xung quanh.
– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Thông qua các bước kiểm tra sẽ giúp bạn đánh giá được tình hình sức khỏe của bản thân, đồng thời phát hiện kịp thời những dấu hiệu liên quan đến đột quỵ nếu có, từ đó có cách điều trị hiệu quả. Đặc biệt, những người đang mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp hay mỡ trong máu thì cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, để kiểm soát mức độ bệnh, hạn chế tối đa các chỉ số vượt mức cho phép gây nên đột quỵ.
Bài viết trên nhằm chia sẻ cho bạn đọc những cách phòng đột quỵ đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được. Hy vọng qua nội dung trong bài, bạn tìm được cho mình những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn những thắc mắc liên quan đến sức khỏe thì đừng ngần ngại liên hệ với các chúng tôi qua website organikavietnam.com. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!