Tầm quan trọng của chế độ dinh đối với người bệnh ung thư
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ góp phần ngăn chặn các nguy cơ bệnh tật, đồng thời làm giảm biến chứng nguy hiểm của bệnh ung thư. Vậy đâu là những thẩm có lợi cho bệnh nhân ung thư? Organika Việt Nam sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên trong chế độ ăn uống tốt cho người bệnh.
1. Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư
Với người bệnh ung thư chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị. Việc áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh trước, trong và sau khi điều trị, sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, nâng cao thể trạng và sức khỏe cũng hồi phục nhanh chóng hơn. Một chế độ dinh dưỡng không đảm bảo về dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến liệu trình điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị ung thư. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh, sẽ có tác dụng duy trì cân nặng và nguồn dinh dưỡng dự trữ, Giảm các tác dụng phụ của thuốc hóa trị, xạ trị giúp người bệnh có thể tiếp nhận liệu trình điều trị một cách thoải mái nhất. Bên cạnh đó, dinh dưỡng lành mạnh còn làm giảm sự nhân lên của tế bào ung thư, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, hồi phục tổn thương nhanh chóng và ngăn chặn các biến chứng của ung thư, cũng như tỷ lệ tử vong.
2. Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh ung thư
Chế độ dinh dưỡng có lợi cho người bệnh ung thư cần phải đa dạng thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể chống chọi với bệnh tật. Dưới đây là những nhóm thực phẩm đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng dành cho người bệnh mà bạn có thể tham khảo.
2.1. Chất đạm
Đạm là một chất rất cần thiết cho cơ thể, giúp đảm bảo sự tăng trưởng, sửa chữa các tổn thương mô và giữ cho hệ miễn dịch mỗi người khỏe mạnh. Khi cơ thể thiếu đạm thì bắt buộc phải sử dụng các mô cơ để đáp ứng nhu cầu tiêu hao năng của cơ thể. Chính vì lý do này, sẽ khiến bệnh nhân lâu khỏi bệnh và giảm khả năng chống lại bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn.
Với người bệnh ung thư thì cần được bổ sung hàm lượng chất đạm cao hơn. Bởi sau khi đáp ứng các liệu trình điều trị như xạ trị, hóa chất hay phẫu thuật, thì đạm sẽ đóng vai trò làm lành vết thương và chống viêm nhiễm hiệu quả. Một số thực phẩm có chứa chất đạm mà người bệnh có thể bổ sung bao gồm: cá, gia cầm, thịt, trứng, sữa, các loại hạt, đậu…
2.2. Tinh bột, đường
Hai thành phần này là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, có chức năng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động thể lực và các cơ quan khác. Nguồn dinh dưỡng cung cấp Carbohydrate tốt nhất là từ hoa quả, rau và ngũ cốc. Đây cũng là nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
2.3. Chất béo
Chất béo là một dưỡng chất không thể thiếu trong các thành phần dinh dưỡng. Các chất béo có trong mỡ hoặc dầu sẽ tạo nên các acid béo và là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Sau đó, chất béo sẽ được chuyển hóa thành nguồn năng lượng dự trữ, phân tách các mô và tham gia vào quá trình vận chuyển một số loại vitamin trong cơ thể.
Chất béo có nhiều loại khác nhau như chất béo đơn dòng, chất béo đa dòng, chất béo bão hòa hay chất béo chuyển tiếp. Khi cân nhắc đến lợi ích của chất béo đối với tim mạch thì nên bổ sung chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.
2.4. Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng, nhằm đảm bảo chức năng hoạt động của các cơ quan. Thông thường, vitamin và khoáng chất có thể dễ dàng nạp vào cơ thể bằng thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, với người bệnh ung thư, do phải tiếp nhận liệu trình điều trị nên thường ăn kém, không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Trong trường hợp này, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
2.5. Nước
Nước có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các tế bào trong cơ thể, đóng vai trò sống còn đối với sức khỏe. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước hoặc bị mất nước sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Đối với bệnh nhân ung thư thì nhu cầu cấp đủ nước lại cần thiết hơn, do phải sử dụng nhiều thuốc có thể khiến cơ thể mất nước. Do đó, người bệnh cần uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động, đồng thời người bệnh cũng có thể bổ sung nước từ thức ăn.
2.6. Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa có tác dụng hấp thu và kết nối với các gốc tự do, hạn chế phá hủy tế bào bình thường. Các chất chống oxy hóa bao gồm vitamin A, C và E, selen, kẽm hay một enzym. Để tăng cường chất chống oxy hóa cho cơ thể bạn nên ăn các loại rau, quả tự nhiên. Một lưu ý mà bệnh nhân ung thư nên “nằm lòng” là không nên dùng các thuốc bổ sung chất chống oxy hóa cao khi đang trong quá trình điều trị bệnh.
Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ung thư. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý sẽ giúp người bệnh cải thiện được sức khỏe lẫn tinh thần và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Với người bình thường nếu thường xuyên bổ sung các nhóm thực phẩm trên vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ là giải pháp phòng chống ung thư hiệu quả và cải thiện sức khỏe tổng thể.