Thận yếu: Dấu hiệu nào để nhận biết chính xác?

Thận yếu được hiểu đơn giản là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm, mức độ nặng nhẹ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một điều đáng lo ngại, thận yếu rất khó phát hiện vì nó đa phần diễn ra âm thầm. Do đó, khi người bệnh nhận ra bản thân bị thận yếu thì hầu như khả năng hoạt động của thận đã mất hoàn toàn. Hiểu được vấn đề này, thông qua bài viết bên dưới, Organika sẽ tổng hợp giúp bạn đọc những dấu hiệu giúp nhận biết thận yếu dễ dàng hơn. 

1. Vai trò của thận đối với sức khỏe

Như chúng ta đã biết, thì mọi cơ quan trong cơ thể đều quan trọng, chúng đảm nhận những nhiệm vụ riêng biệt, đảm bảo mọi hoạt động sẽ diễn ra trơn tru. Trong số đó, thận cũng nắm vai trò trọng yếu, đảm nhận việc lọc và tiến hành đào thải cặn bã, chất có hại, lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể, thông qua nước tiểu. 

Tỉ lệ mắc thận yếu đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa
Tỉ lệ mắc thận yếu đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa

Thêm vào đó, thận còn được biết với vai trò cân bằng và kiểm soát nồng độ chất điện giải, huyết áp, đồng thời tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu. Đặc biệt, khi nhắc đến vai trò của thận chúng ta không thể bỏ qua công dụng tái hấp thu nước, axit amin và kích thích các hormone giúp làm dịu cơ thể. 

Không chỉ tham gia chính vào hoạt động của hệ bài tiết, thận còn đảm nhận vô số hoạt động khác trong cơ thể. Do đó, một khi sức khỏe của thận suy yếu sẽ kéo theo nhiều hậu quả, tồi tệ nhất có thể đe dọa đến tính mạng. 

2. Dấu hiệu nhận biết thận suy yếu

Thận yếu khi tiến triển đến mức độ nặng có nguy cơ hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm, quá trình điều trị cũng gặp khó khăn, tốn thời gian. Do đó việc phát hiện sớm vấn đề thận suy giảm cực kỳ hữu ích, giúp người bệnh chủ động trong việc kiểm soát tình trạng bệnh của bản thân. Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để xác định bệnh: 

Thường xuyên rùng mình, lạnh tay chân: Thận yếu sẽ khiến người bệnh có cảm giác ớn lạnh, tay chân trở nên xanh xao, nhiều trường hợp lạnh cả vùng đầu gối. Kéo theo tình trạng chán ăn, ăn uống không ngon, nhức mỏi cơ thể,…

Bệnh hen suyễn: Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn là do chức năng thận đang gặp vấn đề. Nó dẫn đến hiện tượng khó thở, hơi thở khò khè, đôi khi còn xuất hiện triệu chứng vã mồ hôi.

Chức năng tình dục rối loạn: Vấn đề yếu sinh lý ở cả nam và nữ phần lớn do thận yếu gây nên. Người bệnh có nguy cơ đối mặt với một số triệu chứng như: Xuất tinh sớm, liệt dương, giảm chất lượng tinh trùng, mộng tinh,…

Chất lượng giấc ngủ giảm sút: Những người bị thận yếu cho biết họ thường mất ngủ, ngủ hay gặp ác mộng, sau khi thức dậy khó tập trung, hoa mắt…

Mất ngủ là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết thận yếu
Mất ngủ là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết thận yếu

Tiểu nhiều: Đặc biệt là đêm khuya, đối tượng bị thận yếu tần suất tiểu đêm tăng đáng kể. Kèm theo tình trạng tiểu rắt, nước tiểu có màu sắc bất thường. 

Ù tai, chóng mặt: Thống kê ở nhóm đối tượng mắc bệnh về thận, đa phần đều có dấu hiệu chóng mặt, nôn ói, buồn nôn, ù tai,… Hiện tượng ù tai kéo dài có thể liên quan đến vấn đề thiếu máu não, để lâu có nguy cơ dẫn đến điếc. 

Mệt mỏi, đau lưng, mỏi tay chân: Là những dấu hiệu cho thấy một người có khả năng bị thận yếu, đặc biệt khi ngồi lâu tại một chỗ họ rất dễ dẫn đến tình trạng ngưng khí, tụ máu. 

Những dấu hiệu liên quan đến thận yếu đa phần tương đồng với một số căn bệnh khác. Vì vậy, việc xác định chính xác bệnh cũng gặp nhiều trở ngại. Một khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường, đặc biệt là các triệu chứng đã được liệt kê ở phần trên, bạn hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra kịp thời. 

3. Chẩn đoán thận yếu như thế nào? 

Nhiều người còn thờ ơ, chủ quan với vấn đề suy giảm chức năng thận, mà không biết những biến chứng nguy hiểm sau đó: Tiểu không tự chủ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây cao huyết áp, ung thư bàng quang,… Thông qua việc chẩn đoán bệnh sớm, sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao. Chẩn đoán thận yếu, thông thường bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm sau:

Kiểm tra chức năng thận: Đây là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán thận yếu. Theo đó bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nồng độ albumin trong nước tiểu của người bệnh. Và đồng thời kiểm tra khả năng lọc cầu thận trong xét nghiệm máu. 

Xác định thận yếu cần thông qua nhiều bước xét nghiệm
Xác định thận yếu cần thông qua nhiều bước xét nghiệm

Thực hiện siêu âm bụng: Với mục đích xác định kích thước và mức độ thận đã tổn thương. Bước chẩn đoán này rất quan trọng, yêu cầu tính chuẩn xác cao. 

Sinh thiết thận: Dựa vào xét nghiệm này, sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân hình thành tình trạng thận suy giảm của bệnh nhân. 

Thêm vào đó, trong một số trường hợp ngoại lệ, bác sĩ chuyên môn sẽ chỉ định thực hiện bổ sung cho người bệnh những phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh. Nó góp phần giúp việc xác định tình trạng thận tổn thương chuẩn xác. 

Bài viết trên giúp đọc giả hiểu rõ hơn về hiện tượng thận yếu, từ đó có cách chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho bản thân. Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, cân bằng tốt thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, nên tạo thói quen luyện tập thể dục và chơi thể thao, đồng thời tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Khi phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu lạ, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận về hướng điều trị thích hợp nhất. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!