Thói quen uống trà hoa cúc mỗi ngày – Bí quyết nâng cao sức khỏe
Trà hoa cúc là một trong những loại trà thảo mộc được nhiều người ưa chuộng. Nó được biết đến với công dụng an thần, giúp ngủ ngon. Thói quen sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày là phương pháp tăng cường sức khỏe ít người biết. Vậy trà hoa cúc mang lại những lợi ích gì cho cơ thể? Nên uống trà pha từ hoa cúc vào thời điểm nào? Những ai không nên dùng loại trà này? Để làm sáng tỏ được tất tần tật những thắc mắc bên trên, bạn hãy cùng Nhà thuốc Nhân Hòa tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Uống trà hoa cúc có tác dụng gì
Bên cạnh trà hoa sen, trà gừng,… thì trà hoa cúc cũng nằm trong top những thức uống được người Việt yêu thích. Với cách pha vô cùng đơn giản, thành phần chủ đạo là hoa cúc khô, đặc trưng với vị ngọt, đắng nhẹ, hơi cay và có tính mát. Không đơn thuần mà thức uống này lại nhận được nhiều lời khen từ người dùng. Sau đây là những công dụng “thần kỳ” từ trà hoa cúc mang đến cho sức khỏe, chúng có thể khiến bạn bất ngờ:
– Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng hay thức giấc giữa đêm.
– Hỗ trợ an thần, góp phần cân bằng cảm xúc, làm dịu hệ thần kinh. Nhờ đó, giúp người dùng giảm lo âu, căng thẳng.
– Hạ huyết áp, nâng cao sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các loại bệnh liên quan đến tim.
– Nâng cao sức khỏe cho hệ tiêu hóa, đặc biệt tốt cho những đối tượng mắc bệnh tiểu đường.
– Hỗ trợ kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng tổng thể cho bạn.
– Ngăn ngừa ung thư, hạn chế các tế bào ung thư lan rộng trong cơ thể, không những thế trà hoa cúc còn giúp một số loại thuốc trị ung thư phát huy hiệu quả tốt hơn.
– Các nàng thường xuyên đối mặt với vấn đề đau bụng kinh, có thể dùng trà hoa cúc để xoa dịu cơn đau khi đến kỳ “đèn đỏ”.
– Ngoài ra, thói quen uống trà hoa cúc thường xuyên còn đem lại một số công dụng khác: Trị mụn, làm đẹp da, cải thiện thị lực, trị hôi miệng,…
2. Nên uống trà hoa cúc khi nào?
Các loại trà khác nói chung và trà hoa cúc nói riêng, được các chuyên gia khuyên dùng vào thời điểm vừa ngủ dậy mỗi sáng, dùng sau bữa ăn ít nhất là 30 phút. Ngoài ra, trà hoa cúc được nhiều người lựa chọn sử dụng với mục đích nâng cao chất lượng giấc ngủ. Để đạt được điều này, người dùng nên uống trà trước khi đi ngủ ít nhất là nửa tiếng. Bạn có thể dùng trà hoa cúc thay thế cho các loại nước có gas, để tăng cường sức khỏe của bản thân và gia đình.
Bên cạnh những thời điểm “vàng” bên trên, bạn cũng có thể thưởng thức loại nước này vào các khoảng thời gian sau:
– Sau khi dùng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ: Có thể bạn chưa biết, cơ thể chúng ta cần rất nhiều giờ để tiêu hóa những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá nhiều. Do đó, uống trà hoa cúc sau khi ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, loại bỏ được cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
– Sau mỗi lần ăn mặn: Việc dung nạp các món ăn quá mặn sẽ khiến cơ thể tích tụ lượng muối cao, lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn nên bổ sung trà hoa cúc sau khi dùng thức ăn mặn để trung hòa lượng muối, đồng thời giúp bài tiết lượng dư thừa ra bên ngoài.
3. Ai không nên uống trà hoa cúc?
Những lợi ích từ trà hoa cúc đem đến cho người dùng là điều không thể chối bỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được loại trà này. Để đảm bảo sức khỏe, tránh những tác dụng phụ không đáng có xảy ra, những đối tượng sau nên cân nhắc, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà hoa cúc:
– Phụ nữ mang thai: Như chúng ta đã biết, thì trà hoa cúc đặc trưng với tính hàn. Nếu bà bầu sử dụng thức uống này có nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch, tạo ra cảm giác khó chịu, đầy hơi và đôi khi là chướng bụng.
– Người bị dị ứng: Những ai có cơ địa mẫn cảm nên hạn chế uống trà hoa cúc. Vì phấn hoa cúc có thể gây ra một số kích ứng: Nổi mẩn đỏ, ngứa, khó chịu,…
– Người lớn tuổi là trẻ nhỏ: Nhóm đối tượng này phần lớn có hệ tiêu hóa kém, do đó sử dụng trà hoa cúc dễ gây đau bụng, đôi khi là những triệu chứng nguy hiểm khác. Người già muốn sử dụng trà hoa cúc để ngủ ngon hơn thì nên tham khảo liều dùng từ bác sĩ.
– Người đang bị cảm lạnh: Nếu bạn bị sốt hay cơ thể mệt mỏi vì cảm lạnh thì nên loại bỏ ngay trà hoa cúc. Vì thức uống này sẽ khiến thời gian phục hồi bệnh lâu hơn. Ngoài ra, khi đau họng bạn cũng được khuyên là không nên dùng trà làm từ hoa cúc, nó sẽ kích thích dạ dày điều tiết axit nhiều hơn, làm tình trạng bệnh dần xấu đi.
– Nhóm người có hệ tiêu hóa kém: Nếu hệ tiêu hóa của bạn hoạt động suy yếu thì nên cân nhắc kỹ trước khi dùng trà hoa cúc. Nó có tính hàn nên dễ gây tiêu chảy, hoặc tạo ra các triệu chứng nguy hiểm liên quan đến đường ruột.
4. Cách pha trà hoa cúc chuẩn vị
Trước khi đi vào chi tiết cách pha trà hoa cúc, chúng ta sẽ giải đáp câu hỏi được nhiều người quan tâm liên quan đến chủ đề này: Nên uống trà hoa cúc vàng hay trắng? Được biết cả hai loại hoa cúc màu vàng và trắng đều có công dụng thanh nhiệt, mang đến giấc ngủ ngon và vô số tác dụng khác. Do đó, nếu bạn chỉ dùng trà hoa cúc để giải khát, hay muốn tốt cho cơ thể nhưng không có mục đích cụ thể thì sử dụng bất kỳ loại nào, màu nào cũng hữu hiệu: Hoa cúc họa mi, cúc tổ ong, cúc đại đóa,…
Thêm vào đó, một số chuyên gia đã đưa ra nhận định, hoa cúc trắng sẽ “nâng cấp” tốt hơn cho những cơ quan phần trên cơ thể. Phù hợp để bạn điều trị cảm cúm, tình trạng mất ngủ thường xuyên hay dưỡng da mặt. Ngược lại, cúc vàng sẽ hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ các cơ quan bên dưới cơ thể. Nó giúp bạn thanh nhiệt, loại bỏ vấn đề mụn nhọt tại vùng lưng và tay chân.
Bật mí cách pha trà hoa cúc – Ai cũng có thể thực hiện:
– Chuẩn bị 5 đến 10 bông hoa cúc (bạn có thể tự trồng, nhổ rồi phơi khô; hoặc tìm mua hoa cúc khô tại những địa điểm uy tín).
– Đun sôi khoảng 500ml nước (tùy vào khẩu vị đậm nhạt, bạn có thể cân chỉnh lượng nước cho phù hợp). Sau đó cho hoa cúc khô vào, đợi trong tầm 10 đến 15 phút cho dưỡng chất trong hoa hòa tan vào nước là có thể dùng được.
– Để tăng thêm hương vị cho trà, bạn có thể kết hợp cùng các nguyên liệu khác, chẳng hạn như: Mật ong, cam thảo, kỷ tử, táo đỏ,…
5. Lưu ý khi uống trà hoa cúc – Bạn cần biết
Tương tự nhiều loại trà thảo mộc khác, để hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu tâm một số điểm sau:
– Chỉ dùng với lượng vừa phải, không uống quá nhiều trà hoa cúc trong 1 ngày. Theo ý kiến nhận được từ các chuyên gia, uống trà hoa cúc với liều lượng lớn có thể gây buồn nôn, họng sưng tấy, khó thở và nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.
– Một số thành phần có trong hoa cúc dễ khiến cơn ho của người hen suyễn tái phát. Vì vậy bệnh nhân mắc hen suyễn cũng được khuyến cáo không nên dùng loại trà này.
– Khi uống trà hoa cúc bạn tuyệt đối không được dùng chung với những loại thuốc có khả năng chống đông máu, điển hình như: warfarin, heparin, clopidogrel,…
– Các nàng dùng thường xuyên trà hoa cúc sẽ khiến bề mặt da dễ bị “ăn nắng”, do đó nên tạo thói quen sử dụng kem chống nắng mỗi ngày.
Bài viết trên chứa đựng những thông tin xoay quanh vấn đề sử dụng trà hoa cúc. Như nội dung đã phân tích trong bài, những dưỡng chất bên trong hoa cúc mang lại vô số công dụng tuyệt vời cho cơ thể. Vì vậy, từ hôm nay bạn và gia đình có thể thêm thức uống này vào thực đơn mỗi ngày, để chăm sóc toàn diện cho cơ thể bạn nhé! Mọi thắc mắc liên quan đến sức khỏe, bạn có thể liên hệ Nhà thuốc Nhân Hòa để được tư vấn chi tiết và nhận được hướng giải quyết kịp thời.