7 dấu hiệu thiếu canxi phổ biến mà bạn thường ngó lơ!

Thiếu canxi thường diễn ra âm thầm. Đến khi thiếu hụt lượng canxi khá lớn thì cơ thể mới biểu hiện rõ ràng. Chính vì thế, hiện tượng thiếu canxi không phải lúc nào cũng dễ nhận biết. Dưới đây là 7 dấu hiệu thiếu canxi phổ biến mà nhiều người thường lơ là bỏ qua. Và đừng bỏ lỡ cách khắc phục hiệu quả chứng thiếu canxi nhé. 

Hiện tượng thiếu canxi của cơ thể

Thiếu canxi là trình trạng cơ thể thiếu lượng canxi cần thiết để duy trì hoạt động bình thường. Để biết bạn có đang thiếu canxi hay không, bác sĩ sẽ đo lường nồng độ canxi trong máu. Người bệnh bị chẩn đoán hạ canxi máu khi nồng độ canxi huyết thanh toàn phần dưới 8,8 mg/dL. Điều này áp dụng khi protein huyết tương bình thường hoặc nồng độ ion canxi hóa dưới 4,7 mg/dL.

Thiếu canxi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn diện, nhưng không phải lúc nào các dấu hiệu thiếu hụt cũng được phát hiện kịp thời. Sự thiếu hụt này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe lâu dài, đặc biệt ở những nhóm đối tượng như người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và những người có chế độ dinh dưỡng thiếu hụt. Hiểu rõ hiện tượng thiếu canxi và các triệu chứng đi kèm là điều cần thiết để có thể điều chỉnh kịp thời và bảo vệ sức khỏe.

Thiếu canxi gây ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể nói chung
Thiếu canxi gây ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể nói chung

7 dấu hiệu thiếu canxi thường gặp

Thiếu canxi thường xảy ra một cách âm thầm. Nhớ ghi nhớ 7 dấu hiệu thiếu canxi dưới đây để phát hiện và khắc phục kịp thời để tránh hậu quả không mong muốn vì thiếu canxi nhé!

  1. Cơ bắp co thắt, chuột rút về đêm 

Một trong những triệu chứng thiếu canxi dễ nhận thấy là cơ bắp co rút hoặc chuột rút, đặc biệt vào ban đêm. Khi cơ thể không có đủ canxi, gây mất cân bằng điện giải. Các cơ bắp có thể bị co thắt đột ngột, gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu. Biểu hiện thiếu canxi này chủ yếu xảy ra với bà bầu, người lớn tuổi. 

Thường xuyên chuột rút, đặc biệt là về đêm là dấu hiệu thiếu canxi thường gặp
Thường xuyên chuột rút, đặc biệt là về đêm là dấu hiệu thiếu canxi thường gặp
  1. Móng tay giòn, dễ gãy

Móng tay giòn, dễ gãy và có đốm trắng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu canxi. Canxi là thành phần chính của răng, tóc và đặc biệt là móng tay. Móng tay là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe tổng thể của chúng ta. Móng tay dễ bị gãy liên tục có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu hụt canxi. 

Móng tay giòn, dễ gãy là biểu hiện thường thấy của thiếu canxi
Móng tay giòn, dễ gãy là biểu hiện thường thấy của thiếu canxi
  1. Tê bì tay chân  

Thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra tình trạng tê bì tay chân. Triệu chứng này phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Cảm giác tê cứng ở các đầu ngón tay hoặc chân có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.

Một trong những dấu hiệu canxi phổ biến là xuất hiện triệu chứng tê bì tay chân
Một trong những dấu hiệu canxi phổ biến là xuất hiện triệu chứng tê bì tay chân
  1. Răng yếu và dễ bị sâu 

Canxi không chỉ quan trọng đối với xương mà còn đối với sức khỏe răng miệng. Nếu răng của bạn xuất hiện dấu hiệu yếu đi, dễ bị sâu hoặc nướu bị viêm. Đó có thể là dấu hiệu bạn cần bổ sung thêm canxi.

  1. Thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng  

Một triệu chứng thường gặp của thiếu canxi là cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng. Thiếu canxi ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp và hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và uể oải.

Mệt mỏi do không đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể
Mệt mỏi do không đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể
  1. Rối loạn giấc ngủ  

Canxi được xem là liều thuốc an thần tự nhiên của cơ thể. Thiếu canxi cũng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Trẻ em thiếu canxi thường khó ngủ và quấy khóc vào ban đêm. Nếu bạn hoặc con của bạn thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm. Đây có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.

  1. Loãng xương, đau xương khớp

Thiếu canxi kéo dài có thể dẫn đến loãng xương và đau khớp, đặc biệt ở người cao tuổi. Tình trạng này làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy, gây đau đớn và giảm khả năng vận động. 

Bổ sung canxi – phương pháp khắc phục thiếu canxi hiệu quả 

Để khắc phục tình trạng thiếu canxi, việc bổ sung canxi đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả để bổ sung canxi và cải thiện sức khỏe xương khớp:

– Sử dụng thực phẩm giàu canxi

Một trong những cách dễ nhất để bổ sung canxi là thông qua chế độ ăn uống. Các thực phẩm như sữa, phô mai, sữa chua, cá hồi và rau xanh là những nguồn canxi tự nhiên rất tốt. Hãy đảm bảo rằng bạn và gia đình tiêu thụ đủ những thực phẩm này hàng ngày.

– Lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi phù hợp

Có nhiều loại sản phẩm bổ sung canxi trên thị trường. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy chọn canxi hữu cơ, vì chúng dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón. Viên uống Organika Calcium là lựa chọn đáng tham khảo. Với nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, được nghiên cứu bởi tập đoàn hàng đầu Canada. Viên uống giúp cung cấp canxi hữu cơ, không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Đặc biệt an toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Liều uống lại tiện dụng, chỉ 2 viên/ ngày là có thể cung cấp lượng canxi cần thiết cho cơ thể. 

– Tập thể dục đều đặn  

Vận động giúp tăng cường sự hấp thu canxi và duy trì mật độ xương. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ hoặc tập yoga đều có lợi cho sức khỏe xương khớp.

– Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Ánh sáng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, từ đó tăng cường khả năng hấp thu canxi. Đảm bảo bạn và gia đình dành thời gian tắm nắng mỗi ngày để hỗ trợ sức khỏe xương.

Organika Việt Nam hi vọng rằng 7 dấu hiệu thiếu canxi trên sẽ giúp bạn phát hiện sớm cơ thể đang cần canxi và có biện pháp bổ sung canxi kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng thiếu canxi và cách khắc phục là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe xương khớp. Hãy chú ý đến những dấu hiệu nhỏ và thực hiện các biện pháp bổ sung canxi kịp thời để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tránh những biến chứng do thiếu canxi.