Bỏ túi ngay 5 loại lá trị ho hữu ích cho mọi nhà

Ho được xem là một phản xạ tự nhiên, nó giúp cơ thể loại bỏ những vật cản, chất kích ứng ra ngoài đường hô hấp. Ho không phải là bệnh, mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như: Cảm cúm, hen suyễn, viêm phổi, viêm mũi dị ứng,… Các cơn ho xuất hiện thường xuyên, kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy làm sao để kiểm soát tình trạng ho tại nhà? Hôm nay Organika sẽ giới thiệu đến bạn những loại lá có khả năng hỗ trợ cải thiện cơn ho, bạn đừng bỏ lỡ nhé!

1. Tổng hợp 5 loại lá trị ho theo cách dân gian bạn nên biết

1.1. Tận dụng lá húng chanh

Húng chanh hay còn có tên gọi khác là tần lá dày. Từ lâu, loại cây này được xem là thảo dược dùng trong các bài thuốc chữa bệnh. Lá húng chanh có mùi thơm dịu nhẹ, khi ăn có vị chua, tính ấm, cải thiện các triệu chứng về hô hấp rất tốt, trong đó có ho. Đặc biệt, lá húng chanh chứa tinh dầu, có công dụng loại bỏ đờm, giảm viêm họng hiệu nghiệm. Cách áp dụng cực kỳ đơn giản, bạn có thể tham khảo: 

Lá húng chanh chứa những thành phần có khả năng đẩy lùi cơn ho
Lá húng chanh chứa những thành phần có khả năng đẩy lùi cơn ho

Cách thực hiện: Trị ho do viêm họng

– Chuẩn bị khoảng 30gr lá húng chanh, cùng 30gr đường phèn

– Lá húng chanh mang đi rửa sạch, để ráo sau đó thái thành sợi nhỏ

– Cho tất cả vào cốc, rồi đổ nước sôi vào, tiếp tục thêm đường phèn. Đậy thật kín và đợi tầm 15 đến 20 phút để dưỡng chất trong các nguyên liệu được hòa tan. 

– Chia ra làm hai lần uống, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tình trạng ho thuyên giảm đáng kể. 

1.2. Cải thiện ho bằng lá tía tô

Nếu bạn đang tìm kiếm thảo dược tự nhiên có khả năng điều trị ho thì có thể thử qua lá tía tô. Trong Đông y, loại lá này đặc trưng với tính ấm, dùng với liều lượng phù hợp có thể giải độc, hỗ trợ trị cảm, những bệnh về đường hô hấp rất tốt (đau họng, ho, sổ mũi, viêm họng hạt,…). Bên cạnh đó, tính ấm từ lá tía tô còn giúp làm ấm vùng họng, giảm bớt độ đau rát cổ họng do ho lâu ngày hình thành. Sử dụng lá tía tô trị ho cực kỳ đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian. 

Cách thực hiện: (Phù hợp để trị ho do cảm cúm)

– Chuẩn bị khoảng 100gr lá tía tô, cùng 4 – 5 củ hành tăm (chọn nguyên liệu còn tươi).

– Lá tía tô nhặt bỏ phần lá quá già và hư, rửa sạch với nước sau đó thái nhỏ. Hành tăm bóc bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch rồi thái nhỏ. 

– Cho cả hai nguyên liệu vào cháo nóng để ăn cùng, có công dụng toát mồ hôi, góp phần giải cảm và loại bỏ cơn ho. 

1.3. Đừng bỏ qua lá diếp cá

Từ lâu, rau diếp cá được biết đến là nguyên liệu trị ho hữu hiệu. Diếp cá nổi bật với vị chua, tính mát, dùng đúng phương pháp sẽ có công dụng cải thiện cơn ho nhanh chóng, an toàn cho sức khỏe. Rau diếp cá dễ tìm mua, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng lâu dài. Đặc biệt, loại rau này dùng chữa ho được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng ho, thì có thể chuẩn bị sẵn rau diếp cá tại nhà, hoặc tự trồng cũng khá dễ. 

Rau diếp lá có khả năng cải thiện cơn ho, đồng thời nuôi dưỡng làn da hữu hiệu
Rau diếp lá có khả năng cải thiện cơn ho, đồng thời nuôi dưỡng làn da hữu hiệu

Cách thực hiện: 

– Chuẩn bị khoảng 100gr rau diếp cá, ngâm với nước muối pha loãng, rửa sạch, để nơi thoáng mát cho ráo nước. 

– Cho tất cả rau diếp cá vào cối xay, thêm một ít nước lọc, xay thật nhuyễn. 

– Lọc lấy phần nước cốt để sử dụng, cân chỉnh liều lượng vừa đủ 1 ly. 

– Duy trì uống nước rau diếp cá trong 1 tuần bạn sẽ cảm nhận triệu chứng ho giảm rõ rệt. 

1.4. Lá hẹ – Cách loại bỏ cơn ho đơn giản

Lá hẹ không chỉ là một loại rau gia vị được nhiều người ưa chuộng mà nó còn được biết đến là một vị thuốc chữa bệnh trong Đông y. Với tính ấm đặc trưng, lá hẹ được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa cảm lạnh, viêm họng và ho. Bên cạnh đó, loại rau này chứa nguồn dưỡng chất dồi dào như: nhóm vitamin B, sắt, mandan,… mang đến những lợi ích về mặt sức khỏe. Lá hẹ lành tính, nên có thể sử dụng trị ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ. 

Cách thực hiện: 

– Chuẩn bị khoảng 300gr lá hẹ, 30gr gừng tươi và đường. 

– Lá hẹ mang đi rửa sạch với nước, rồi để cho ráo nước. Gừng loại bỏ phần vỏ bên ngoài, rửa sạch. Đem cả hai nguyên liệu thái nhỏ. 

– Cho lá hẹ và gừng vào tô, thêm đường, tiến hành hấp cách thủy. 

– Khi dùng cố gắng ăn hết cả phần xác và nước, dùng mỗi ngày để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. 

1.5. Sử dụng lá xương sông

Loại lá tiếp theo mà Organika chia sẻ đến bạn đó chính là lá xương sông. Đây cũng là một loại lá gia vị được đông đảo người dùng yêu thích, nhờ mùi hương dễ chịu. Trong Đông y, nó được dùng nhiều với công dụng bổ phế, trị ho, chữa đầy bụng, tan máu đọng,… Nếu đã thử qua nhiều cách nhưng tình trạng ho vẫn không có khởi sắc, bạn có thể “bỏ túi ngay” lá xương sông vào “tủ thuốc” chữa bệnh của gia đình. 

Lá xương sống được nhiều gia đình ưu chuộng nhờ công dụng trị ho, giải cảm
Lá xương sống được nhiều gia đình ưu chuộng nhờ công dụng trị ho, giải cảm

Cách thực hiện: 

– Chuẩn bị khoảng 20gr lá xương sông, chọn loại tươi. 

– Rửa sạch lá xương sông, để cho thật ráo nước, rồi tiến hành phơi khô. 

– Cho tất cả lá xương sông vào nồi, đổ nước vừa phải rồi sắc lên. 

– Người bệnh có thể dùng nước nấu từ xương sông thay nước uống mỗi ngày, không chỉ giúp kiểm soát cơn ho mà còn nâng cao sức khỏe. 

2. Lưu ý khi dùng thảo dược tự nhiên chữa ho tại nhà

Mặc dù hiệu quả cải thiện ho từ các loại lá tự nhiên đã được nhiều người khẳng định. Và được đông đảo người bệnh “rỉ tai” nhau áp dụng. Tuy nhiên, để hạn chế tối đã các tác dụng phụ không mong muốn, trước khi bắt tay vào sử dụng bất kỳ loại lá trị ho dân gian nào, bạn nên lưu tâm một số điều sau: 

– Vì là những loại lá có nguồn gốc tự nhiên, nên tác dụng không thể “ngay lập tức”, bạn cần thực hiện các phương pháp trị ho đều đặn, sau vài ngày mới cảm nhận rõ hiệu quả. 

– Trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá trị ho. Vì chúng có thể gây tương tác thuốc (tỷ lệ thấp). 

Tìm mua các loại lá trị ho ở địa điểm uy tín
Tìm mua các loại lá trị ho ở địa điểm uy tín

– Trong quá trình sử dụng lá trị ho, nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường như: nổi mẩn đỏ, ngứa, nôn ói,… bạn cần ngừng ngay việc áp dụng. 

– Đã dùng lá trị ho trong một thời gian nhất định mà triệu chứng ho không cải thiện, bạn hãy đổi qua loại lá khác. 

– Đa phần các loại lá trị ho chỉ phù hợp với những triệu chứng ho vì cảm lạnh, cảm cúm thông thường,… Vì vậy, mức độ ho nặng, diễn ra liên tiếp trong nhiều ngày mà không khỏi, nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được thăm khám và nhận được sự can thiệp phù hợp nhất. 

Bài viết trên nhằm cung cấp đến độc giả những thông tin xoay quanh chủ đề dùng lá tự nhiên trị ho theo phương pháp dân gian. Nếu bạn cũng đang “đau đầu” với triệu chứng ho của mình, thì có thể tham khảo qua. Bên cạnh công dụng đẩy lùi cơn ho, các loại lá được giới thiệu trong bài có thể dùng hằng ngày giúp tăng cường sức khỏe. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!