Các cách sơ cứu cơ bản cần thiết khi đi du lịch
Đi du lịch là để tận hưởng, thư giãn và khám phá. Tuy nhiên không phải lúc nào chuyến đi cũng suôn sẻ. Những sự cố bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Từ nhẹ như trầy xước, bong gân, côn trùng cắn, đến nghiêm trọng hơn như gãy tay, gãy chân… Nếu không biết cách xử lý đúng, những tình huống đơn giản nhưng có thể gây ra những hậu quả khó lường. Vì vậy, việc trang bị các cách sơ cứu cơ bản rất cần thiết để bạn có thể ứng phó trong mọi tình huống. Đảm bảo an toàn cho bản thân và bạn bè, người thân trong cả hành trình.
Tại sao cần trang bị các cách sơ cứu cơ bản khi đi du lịch?
Kỹ năng sơ cứu không dành riêng cho nhân viên y tế hay lực lượng cứu hộ. Trên thực tế, bất kỳ ai cũng nên biết các cách sơ cứu cơ bản. Đặc biệt là khi đi du lịch, khi mà rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Khi gặp tai nạn, những bước sơ cứu đầu tiên có thể quyết định đến tình trạng cuối cùng của nạn nhân. Việc biết cách sơ cứu sẽ giúp nạn nhân hạn chế được biến chứng. Hơn nữa là tranh thủ thời gian quý giá để được hỗ trợ y tế kịp thời.
Không ai muốn xảy ra những điều không may trong chuyến đi. Nhưng việc trang bị những kĩ năng ứng phó vẫn luôn tốt hơn bị động. Tìm hiểu các cách sơ cứu không chỉ cần thiết trong các chuyến du lịch mà còn là cách bảo vệ cho sức khỏe bản thân và những người thân yêu.

Các cách sơ cứu cơ bản khi đi du lịch
Khi đi du lịch, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bạn có thể gặp những chấn thương không mong muốn. Do đó, sau đây là một số cách sơ cứu cơ bản mà bạn cần bỏ túi:
-
Cầm máu và băng bó vết thương
Trầy xước là sự cố thường gặp nhất khi đi du lịch. Tuy nhiên, mọi người thường xem nhẹ sự cố này và không sơ cứu đúng cách. Điều này có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như nhiễm trùng, uốn ván,… Khi gặp phải trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và thực hiện các bước sơ cứu sau:
– Khi bị trầy xước hoặc vết thương hở, điều đầu tiên cần là cầm màu. Hãy dùng khăn sạch hoặc gạc vô trùng ấn nhẹ lên vết thương để ngăn máu chảy.
– Sau khi máu ngừng chảy, tiến hành rửa vết thường bằng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn.
– Cuối cùng, dùng băng gạc hoặc băng cá nhân để băng bó vết thương. Ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Lưu ý không nên băng quá chặt vì có thể gây cản trở tuần hoàn máu của cơ thể.
-
Các cách sơ cứu cơ bản khi bong gân, trật khớp
Bong gân là tình trạng thường gặp khi leo núi, đi bộ đường dài hay vận động mạnh. Khi bị bong gần cần xử lý đúng cách để hạn chế tổn thương đến các cơ và khớp.
– Khi bị bong gần, cần nghỉ ngơi ngay và hạn chế vận động đối với những bộ phận bị tổn thương.
– Dùng khăn lạnh hoặc túi đá chườm vào vết thương từ 15 – 20 phút.
– Tiếp theo, hãy dùng băng thun quấn để cố định vùng tổn thương. Tránh vết thương nghiêm trọng và sưng tấy to hơn. Nếu vùng tổn thương nghiêm trọng, hãy chú ý nâng cao chân/ tay để hỗ trợ tuần hoàn máu.
Nếu cơn đau kéo dài và không thuyên giảm, cần tới các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

-
Sơ cứu khi bị côn trùng cắn
Khi bị các loại côn trùng cắn như ong, kiến độc hoặc các loại côn trùng lạ khác, tuyệt đối không được chủ quan. Cần sơ cứu theo các bước sau đây để đảm bảo an toàn:
– Rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước sạch.
– Chườm lạnh để giảm sưng tấy và ngứa ngáy. Có thể bôi thêm các thuốc giảm ngứa hoặc kem bôi chuyên dụng nếu cần.
– Nếu người bị cắn xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, sưng mặt, chóng mặt,… thì cần đưa người bệnh tới các cơ sở y tế ngay.
-
Xử lý vết bỏng nhẹ
Dù nguy cơ ít hơn nhưng trong quá trình đi du lịch, bạn cũng có thể dễ bị bỏng. Trong trường hợp đó, hãy giữ bình tĩnh và sơ cứu theo các bước sau:
– Rửa ngay vùng bị bỏng bằng nước mát hoặc vòi nước chảy trong vòng 10 – 15 phút.
– Dùng gạc vô trùng che vùng bỏng lại và theo dõi tình trạng bỏng. Tránh bôi các loại kem như kem đánh răng,… để hạn chế nhiễm trùng.
Những vật dụng cần thiết khi đi du lịch để đảm bảo an toàn
Ngoài những vật dụng cần thiết như áo quần, giày dép… bạn nên trang bị cho bản thân một số vật dụng cần thiết để đảm bảo an toàn. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn chuẩn bị hành lý đi du lịch đầy đủ hơn.
-
Túi cứu thương mini
Khi nghĩ đến việc đi du lịch cần chuẩn bị gì, đừng quên mang theo túi cứu thương mini. Bạn có thể tối giản những vật dụng trong túi cứu thương bằng những vật dụng như:
– Băng cá nhân nhiều kích cỡ
– Gạc vô trùng và băng thun
– Cồn y tế, oxy già, nước muối sinh lý
– Dung dịch sát khuẩn nhanh
– Kem chống muỗi, kem giảm ngứa
-
Một số loại thuốc cần thiết
Ngoài túi cứu thương, bạn cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc thông dụng như:
– Thuốc giảm đau, hạ sốt
– Thuốc tiêu hóa, chống tiêu chảy

– Thuốc chống dị ứng
– Thuốc say tàu xe
– Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi
Hãy ưu tiên đóng gói dạng vỉ hoặc dạng gói nhỏ gọn, dễ sử dụng. Khi nghĩ đến cần chuẩn bị gì trước khi đi du lịch, thuốc là thứ bạn không thể thiếu.
Việc trang bị kiến thức về các cách sơ cứu cơ bản không khi nào là thừa thãi. Muốn chuyến đi thật trọn vẹn, hãy chú ý đảm bảo an toàn và sức khỏe của bản thân. Dù là chuyến đi xa hay gần, nhớ chuẩn bị túi sơ cứu mini và những cách sơ cứu cơ bản. Điều này sẽ giúp bạn và những người thân yêu yên tâm và tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn hơn.