Các thực phẩm làm tăng nồng độ cồn như uống rượu bia
Nhiều người thường cho rằng nồng độ cồn chỉ có trong rượu bia. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, thực tế vẫn có một số thực phẩm có khả năng khiến hơi thở của người sử dụng chứa nồng độ cồn cao hơn mức bình thường. Vậy thực phẩm nào có khả năng làm tăng nồng độ cồn? Hãy cùng Organika Việt Nam tìm hiểu qua bài viết.
1. Vì sao ăn trái cây làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở?
Nhiều người không khỏi lo lắng sẽ bị xử phạt “nhầm” khi tham gia giao thông do sử dụng một số hoa quả hay thực phẩm lên men khiến cơ thể có nồng độ cồn. Trên thực tế, trong một số thực phẩm hay hoa quả sẽ có nhiều đường như nho, sầu riêng, chuối, trái cây lên men, siro cúm… có khả năng để lại nồng độ trong cơ thể nhưng rất thấp, sẽ không đáng lo ngại khi kiểm tra bằng máy đo nồng độ cồn trong máu.
Thông thường, do nồng độ trong các thực phẩm lên men hay các loại trái cây rất ít nên khi kiểm tra rất ít trường hợp cho kết quả có nồng độ cồn trong hơi thở. Những trường hợp này còn phụ thuộc vào lượng sử dụng, thời điểm đo độ cồn và cũng suy giảm, đào thải rất nhanh khoảng 15 – 30 phút sau khi ăn thì sẽ không còn nồng độ cồn nữa.
2. Những loại trái cây có khả năng gây nồng độ cồn như uống rượu
Nếu bạn đang thắc mắc tại sao hơi nồng độ cồn dù không uống rượu bia thì nên tránh sử dụng những thực phẩm dưới đây
2.1. Trái vải
Vải là một trong những loại trái cây yêu thích hàng đầu của nhiều người. Thế nhưng, loại quả này vốn chứa lượng đường cao nên khi để bên ngoài một thời gian sẽ xảy ra hiện tượng lên men rượu. Khi bạn ăn vào lượng đường trên sẽ bám vào khoang miệng, cùng với đó là lượng cồn thấp không đủ hấp thu vào máu. Do đó, khi tiêu thụ vào cơ thể lượng cồn sẽ chuyển hóa qua phổi và khiến hơi thở có mùi cồn nên khi tiến hành kiểm tra qua máy đo sẽ có kết quả có nồng độ cồn trong khoang miệng.
2.2. Nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài
Bên cạnh vải, thì cũng còn những loại trái cây có khả năng làm tăng nồng độ cồn cho cơ thể gồm: Sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài… Tương tự như vải, các loại quả này khi để một thời gian ngoài môi trường sẽ sinh ra mùi cồn đặc trưng, thậm chí qua thời gian dài sẽ chuyển hóa thành axit có mùi chua.
2.3. Socola nhân rượu
Socola là một thực phẩm đã không xa lạ gì với tất cả mọi người. Đây là một loại có nhân rượu mạnh trên 40 độ cùng hàm lượng ethanol trên 80%. Vì vậy, chỉ cần ăn 5 – 6 viên kẹo thì sẽ bị phạt khi tham gia giao thông.
2.4. Thực phẩm chứa đường, tinh bột
Một số thực ăn có nguồn gốc tinh bột, đường nếu không bảo quản tốt trong thời gian dài thì cũng có thể lên men. Vì vậy, khi tiêu thụ các thực phẩm này vào cơ thể sẽ làm tăng nồng độ cồn trong cơ thể.
2.5. Đồ uống lên men, siro chứa cồn
Riêng với đồ uống là trái cây lên men, siro có chứa cồn thì thường chứa hàm lượng cồn rất cao, cụ thể là từ 4,5 độ trở lên và sẽ khiến trong máu có nồng độ cồn rất cao như người uống rượu bia. Mặc dù, các sản phẩm này có vị ngọt được nhiều người yêu thích nhưng không nên sử dụng các đồ uống được ngụy trang thế này trước khi tham gia giao thông để tránh bị phạt.
3. Ăn hoa quả lên men gây nồng độ cồn có bị phạt không?
Như đã nêu trên, có rất nhiều lý do để một người dù không uống bất kỳ một giọt rượu nào nhưng vẫn có nồng độ cồn trong máu và hơi thở. Chẳng hạn, chế độ ăn uống có chứa thực phẩm lên men, trường hợp sử dụng thuốc, các loại trái cây chứa lượng đường cao chín quá mức… sẽ có khả năng để lại nồng độ cồn trong cơ thể.
Tuy nhiên, lượng cồn này rất nhỏ sẽ không đáng lo ngại khi kiểm tra bằng máy đo nồng độ cồn. Vì vậy, bạn không cần lo lắng trước vấn đề ăn trái cây xong bị phạt bởi nồng độ trong các sản phẩm, thực phẩm đều không cao và sẽ bay hơi chỉ sau một thời gian ngắn. Trường hợp, bạn đã sử dụng các thực phẩm có nồng độ cồn thì nên đợi khoảng 30 – 60 phút trước khi bắt đầu tham gia giao thông. Mong rằng, những nội dung được đề cập trong bài viết sẽ giúp bạn đọc nắm được những thông tin quan trọng về các thực phẩm có khả năng làm tăng nồng độ cho cơ thể. Từ đó, biết cách lựa chọn các thực phẩm phù hợp trong chế độ dinh dưỡng trước khi tham gia giao thông để tránh bị xử phạt nhầm.