Cách tạm biệt nỗi lo mất ngủ không cần dùng thuốc

Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, căng thẳng khiến bạn phải đối mặt với chứng mất ngủ. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người thường nghĩ đến việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng vào thuốc ngủ cũng có thể gây những tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, áp dụng các mẹo chữa mất ngủ không dùng thuốc đang là sự ưu tiên hàng đầu của rất nhiều người. 

Mất ngủ là một bệnh lý phổ biến hiện nay, người bị mất ngủ thường có các biểu hiện trằn trọc, khó chìm vào giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. 

1. Vì sao nên ưu tiên cách chữa mất ngủ không dùng thuốc?

Khi đối diện với tình trạng mất ngủ nhiều người thường lựa chọn sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi khi dùng. Trước tiên, bạn cần biết cơ chế hoạt động của thuốc ngủ là ức chế hệ thần kinh để đưa cơ thể đi vào trạng thái buồn ngủ. Theo đó, uống thuốc ngủ chỉ mang lại hiệu quả tức thời và không có tác dụng điều trị dứt điểm. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ dẫn đến nghiện thuốc, sử dụng quá liều hoặc nhờn thuốc.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia khoa thần kinh, việc lạm dụng thuốc ngủ có thể gây ra những vấn đề sau: 

– Sa sút trí tuệ, hay quên, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. 

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khí quản, họng, phổi.

– Xuất hiện những tác dụng phụ như: Buồn nôn, đau đầu, tim đập nhanh, rối loạn cảm xúc và suy giảm ham muốn…

– Uống thuốc ngủ quá liều còn có thể gây mệt mỏi, buồn ngủ kéo dài, thiếu tập trung… ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và cuộc sống. 

Để hạn chế những tác dụng phụ của việc dùng thuốc nhiều người thường áp dụng mẹo chữa mất ngủ tự nhiên
Để hạn chế những tác dụng phụ của việc dùng thuốc nhiều người thường áp dụng mẹo chữa mất ngủ tự nhiên

Để hạn chế những vấn đề trên, nhiều người đã tìm đến những phương pháp chữa mất ngủ không dùng thuốc thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hay áp dụng các bài thuốc dân gian để mang đến giấc ngủ ngon mà không cần lo lắng về những tác dụng phụ. 

2. Top 6 cách chữa mất ngủ không dùng thuốc 

Dưới đây là một số cách điều trị mất ngủ tự nhiên mà bạn có thể tham khảo để nhanh chóng đẩy lùi nỗi lo mất ngủ, cân bằng lại cuộc sống hàng ngày. 

2.1. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất ngủ là sinh hoạt thiếu khoa học như: Thức khuya, ngủ không đủ giấc hay ngủ trưa quá nhiều dẫn đến khó ngủ khi về đêm… Chính vì vậy, cách chữa mất ngủ hiệu quả nhất là bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt. Trước tiên là đi ngủ đúng giờ, nên bắt đầu giấc ngủ từ 9 – 10 giờ và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 mỗi ngày để cơ thể và não bộ phục hồi năng lượng, các cơ quan bên trong có làm nhiệm vụ thải độc. Có như vậy, thì cơ thể lẫn tinh thần mới cảm thấy thoải mái, sảng khoái vào hôm sau. 

2.2. Bổ sung các thực phẩm tốt cho giấc ngủ

Thực phẩm cũng đóng vai trò quyết định đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, bạn hãy tích cực bổ sung các thực phẩm tốt cho giấc ngủ vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể kể đến: 

– Các loại thịt đỏ: Thiếu máu cũng là một yếu tố dẫn đến khó ngủ. Vậy nên, với những ai bị bệnh mất ngủ nên ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt heo…) để dung nạp đủ chất sắt cho cơ thể, tăng lưu lượng máu tuần hoàn đến não. 

– Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại đậu, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, bắp… là những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, là magie khoáng chất quan trọng cho hệ thần kinh. 

– Mật ong: Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, mật ong còn là một bí quyết chữa mất ngủ được nhiều người bỏ túi. Bạn có thể dùng mật ong pha với nước ấm trước khi đi ngủ để giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần và dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ. 

Mật ong được mệnh danh là thần dược cho sức khỏe và giấc ngủ
Mật ong được mệnh danh là thần dược cho sức khỏe và giấc ngủ

2.3. Thư giãn tinh thần

Những áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống, khiến bạn phải trằn trọc, suy nghĩ không sao ngủ được. Vì vậy, bạn cần phải giữ cho tinh thần thoải mái trước khi đi ngủ bằng cách: Đọc sách, nghe radio, nghe nhạc, ngồi thiền… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ để được đưa ra lời khuyên phù hợp. 

2.4. Luyện tập thể thao thường xuyên 

Duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giữ gìn vóc dáng, mà còn góp phần cải thiện giấc ngủ. Bạn có thể tập luyện các động tác Yoga giúp thư giãn tinh thần, hỗ trợ cơ thể dễ rơi vào giấc ngủ sâu như: Thiền, tư thế em bé, nằm xoay người, gác chân lên tường, tư thế con mèo, tư thế đầu gối…

2.5. Ngâm chân bằng nước ấm 

Ngâm chân trước khi đi ngủ cũng là một trong những giải pháp “hữu hiệu” giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Bạn hãy chuẩn bị một thau nước ấm khoảng 40 – 50 độ C pha với muối hoặc các loại thảo dược từ 10 – 15 phút, giúp khả năng tuần hoàn máu, cải thiện tâm trạng, giúp giấc ngủ trở nên ngon và sâu hơn. Để phát huy tối đa công dụng của phương pháp này, bạn nên lựa chọn tư thế ngồi thoải mái, duỗi chân vừa phải và kiên trì thực hiện mỗi ngày. 

Ngâm chân thư giãn sẽ giúp bạn dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ
Ngâm chân thư giãn sẽ giúp bạn dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ

2.6. Chữa mất ngủ bằng bài thuốc dân gian

Ngoài những biện pháp nêu trên, bạn cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ các dược liệu thiên nhiên để sớm tạm biệt chứng mất ngủ: 

– Gừng: Với loại nguyên liệu tự nhiên này bạn có thể đem đi pha trà gừng, ngâm chân với nước ấm nhằm đả thông kinh mạch, giúp cơ thể dễ ngủ hơn. 

– Cây Lạc Tiên: Trong cây lạc tiên chứa các hoạt chất an thần như cyanohydrin glycoside, passiflorin, sulphate ester… Lạc tiên đem hãm thành trà để uống hoặc nấu canh đều là cách giảm mất ngủ được nhiều người yêu thích. 

Chữa mất ngủ tự nhiên luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc. Thế nhưng, những phương pháp chữa mất ngủ được chia sẻ trong bài viết chỉ phát huy với những trường hợp mất ngủ nhẹ và cần kiên trì thực hiện mỗi ngày mới đạt được kết quả như mong muốn. Trong trường hợp, bạn bị mất ngủ kinh niên hoặc đã thử qua những cách trên nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến gặp bác sĩ để được điều trị và phù hợp.