Cách trị nhiệt miệng tại nhà, ai cũng làm được

Miệng lở loét, ăn uống chẳng ngon, nói cười cũng sương trân. Vết loét nhỏ xíu mà đau nhức khó chịu, gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Không cần quá lo lắng! Organika Việt Nam sẽ chia sẻ những cách trị nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà, nhanh chóng lấy lại sự thoải mái.

4 cách trị nhiệt miệng nhanh khỏi tại nhà 

Thường xuyên bị nhiệt miệng nguyên nhân là do suy giảm chức năng gan, vi sinh vật tấn công, vô tình làm tổn thương miệng hay ăn uống thiếu chất dinh dưỡng. Lở miệng thường kéo dài tầm 7- 10 ngày tùy tình trạng mỗi người. Trong thời gian đó, đốm trắng, vàng bé xíu này lại khiến người bị nhiệt miệng phải chịu biết bao đau đớn, phiền toái. Ăn không được, cười nói cũng chẳng xong. Mỗi lần thức ăn vô tình chạm vào vết thương, cơn đau như lan tỏa khắp khoang miệng. 

Nếu tình trạng kéo dài, hãy thử những mẹo giảm đau lở miệng dưới đây.

Dùng mật ong – Cách trị nhiệt miệng thông dụng nhất

Chắc hẳn bất kỳ gia đình nào cũng có một chai mật ong trong nhà. Ngoài công dụng để nấu ăn, pha nước uống, mật ong còn là một “vị thuốc” tự nhiên vô cùng hữu ích. Mật ong dùng để bôi lở miệng, giúp vết thương mau lành. Thành phần của mật ong có chất chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm dịu các vết loét, giảm sưng và đau. Nhờ đó mà vết thương được thúc đẩy phục hồi nhanh chóng.

Sử dụng mật ong là cách trị nhiệt miệng phổ biến nhất hiện nay.
Sử dụng mật ong là cách trị nhiệt miệng phổ biến nhất hiện nay.

Cách 1: Giảm đau lở miệng bằng cách bôi trực tiếp lên vết loét

  • Bước 1: Sử dụng tăm bông sạch chấm vào mật ong nguyên chất.
  • Bước 2: Thoa đều lên vùng niêm mạc miệng bị tổn thương.
  • Bước 3: Để yên trong khoảng 3-5 phút để mật ong phát huy tác dụng.

Lưu ý: Chỉ cần bôi mật ong lên vết loét 2-3 lần mỗi ngày để cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt.

Cách 2: Uống trà mật ong 

  • Bước 1: Pha một tách trà thảo dược trị nhiệt miệng (như trà hoa cúc, trà xanh…) ấm.
  • Bước 2: Thêm một thìa cà phê mật ong vào và khuấy đều.
  • Bước 3: Nhấp từng ngụm nhỏ, từ từ để dung dịch thấm đều vào các vết loét.

Bôi dầu dừa  – Cách trị nhiệt miệng đơn giản nhất

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn mạnh nhờ thành phần axit lauric tự nhiên. Chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm. Từ đó mà vết thương giảm đau, sưng tấy sau vài lần sử dụng. Vị trí bị lở miệng cũng dần được thúc đẩy quá trình tái tạo mô nhanh chóng.

Bôi dầu dừa trực tiếp vào vết lở miệng là cách trị nhiệt miệng đơn giản nhất.
Bôi dầu dừa trực tiếp vào vết lở miệng là cách trị nhiệt miệng đơn giản nhất.

Cách làm: Dùng tăm bông chấm dầu dừa bôi vào vết loét, giữ dầu dừa trên vết lở càng lâu càng tốt để đạt hiệu quả cao nhất.

Súc miệng nước muối sinh lý

Súc miệng bằng nước muối từ lâu đã trở thành phương pháp được nhiều người tin dùng để chăm sóc các vấn đề của răng miệng. Trị nhiệt miệng cũng không phải ngoại lệ. Khả năng sát khuẩn mạnh mẽ của dung dịch này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, làm giảm đáng kể tình trạng viêm nhiễm. Nhờ đó, những cơn đau rát do nhiệt miệng nhanh chóng được xoa dịu, vết thương cũng mau khô hơn.

Nước muối sinh lý có chất kháng khuẩn, giảm đau lỡ miệng hiệu quả.
Nước muối sinh lý có chất kháng khuẩn, giảm đau lỡ miệng hiệu quả.

Cách dùng: Đơn giản chỉ cần súc miệng với lượng nước muối vừa phải 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Súc miệng đều trong khoảng 15-30 giây, chú ý để nước muối chạm vào mọi vị trí trong khoang miệng. Đặc biệt vào vết lở loét.

Ăn sữa chua

Ăn sữa chua mỗi ngày giúp chữa khỏi lở miệng và bảo vệ dạ dày. Tại sao lại liên quan đến bệnh dạ dày? 

Bởi lẽ, đôi khi tình trạng nhiệt miệng xuất hiện do vi khuẩn HP hoặc viêm ruột. Lợi khuẩn Lactobacillus có trong sữa chua như những “chiến binh” dũng cảm, tiêu diệt vi khuẩn có hại. Từ đó, góp phần đẩy lùi nguyên nhân gây nhiệt miệng từ bên trong.

Trị nhiệt miệng bằng sữa chua giúp vết lở loét nhanh lành hơn.
Trị nhiệt miệng bằng sữa chua giúp vết lở loét nhanh lành hơn.

Cách làm: Ăn trực tiếp mỗi ngày một hộp sữa chua.

Những cách trị bệnh nhiệt miệng tại nhà đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Do đó, đây đều là những phương pháp rất an toàn, lành tính. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần đòi hỏi sự kiên trì, áp dụng trong một thời gian. Do vết loét đang trong quá trình viêm nhiễm, khi thoa trực tiếp các “bài thuốc” lên vết thương, sẽ thấy đau rát trong giây lát nhưng  sẽ nhanh chóng dịu đi. 

Làm sao để phòng tránh nhiệt miệng tái phát nhiều lần?

Nhiệt miệng thường tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần mà không để lại biến chứng, cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Dẫu vậy, viêm loét miệng gây ra cảm giác đau rát khó chịu. Để tránh những phiền toái và ngăn ngừa tình trạng tái phát, tốt nhất nên kiểm soát nguy cơ gây nhiệt miệng ngay từ đầu.

Chăm sóc răng miệng nhẹ nhàng: Chọn bàn chải lông mềm, ăn uống từ tốn để tránh làm tổn thương vào môi, lưỡi, lợi.

Hạn chế thực phẩm gây nóng: Rượu, bia, đồ cay nóng… dễ gây nóng trong người, gây nhiệt miệng.

Giữ tinh thần thoải mái: Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, cân bằng nghỉ ngơi và làm việc, hạn chế căng thẳng, stress.

Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ: Đánh răng đều đặn, có thể kết hợp súc miệng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn.

Bổ sung dưỡng chất thiết yếu: Vitamin B, kẽm và sắt cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: Uống nước lọc cùng các loại nước giải nhiệt, mát gan như trà thảo mộc, nước sắn dây, nước rau má, ép trái cây,…

Trên đây là một số cách trị nhiệt miệng đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. 

Ai cũng có thể bị nhiệt miệng. Song, nó không còn là nỗi lo quá lớn khi bỏ túi những mẹo nhỏ về cách trị nhiệt miệng tại nhà, chấm dứt cơn đau rát khó chịu.