Canxi bầu hữu cơ: Bí quyết phòng ngừa chuột rút trong thai kỳ
Vừa nằm xuống, cơn co thắt đột ngột “ập đến” dữ dội, khiến mẹ bầu đau đớn. Cảm giác đau buốt ở bắp chân, đùi vào ban đêm khi khiến mẹ bầu trằn trọc. Canxi bầu hữu cơ, với những ưu điểm vượt trội, có thể là “cứu tinh” cho các mẹ bầu đang gặp phải vấn đề này!
Hiện tượng chuột rút khi mang thai
Chuột rút là hiện tượng sinh lý bình thường ở mẹ bầu. Đặc biệt là vào tháng thứ ba thai kỳ và nặng hơn khi thai nhi lớn dần. Cơn chuột rút với những cơn đau buốt như dao cắt thường “ghé thăm” bất chợt. Nhiều nhất là vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ ngon. Chuột rút thường xảy ra ở vùng chân như bắp đùi, bàn chân. Đôi khi, tình trạng xảy ra ở tay hoặc cơ bụng. Đối với hiện tượng chuột rút ở bụng, mẹ bầu nên khám bác sĩ ngay vì có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi chuột rút, các sợi cơ co lại đột ngột và mạnh mẽ, tạo thành một khối cứng dưới da. Tình trạng do các cơ co thắt dữ dội, khiến các bộ phận rất đau điếng. Mẹ bầu khó chịu, không thể cử động trong vài phút. Đối với hầu hết mẹ bầu, chuột rút không gây nguy hiểm đến sức khỏe hai mẹ con. Dẫu vậy, phiền toái này khiến mẹ bầu phải chịu sự đau đớn và khó chịu.
Một số triệu chứng đi kèm với chuột rút như đau bụng dữ dội, đau trên đỉnh vai, đau dữ dội vùng bị chuột rút, chảy máu. Đây có thể là cảnh báo của những vấn đề nguy hiểm như thai ngoài tử cung, u nang, viêm ruột thừa hoặc sảy thai. Nhiệt độ cơ thể bỗng tăng bất thường. Người nhà lập tức đưa thai phụ vào bệnh viện để điều trị kịp thời
Tại sao mẹ bầu hay bị chuột rút?
Khi cơ thể người mẹ thay đổi để nuôi dưỡng một sinh linh mới. Nhiều hiện tượng sinh lý cũng như thay đổi diễn ra. Vậy, những yếu tố nào góp phần làm tăng nguy cơ chuột rút khi mang thai?
Một số nguyên nhân chính như:
- Thiếu hụt canxi: Trong giai đoạn này, thai nhi phát triển xương, răng và các mô khác rất nhanh. Do đó, nhu cầu canxi của mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ tăng vọt. Cơ thể mẹ cần dự trữ một lượng canxi nhất định để cung cấp cho bé trong suốt thời gian mang thai và cho con bú. Thai nhi “hút cạn” dưỡng chất từ mẹ. Lượng canxi không đủ, khiến mẹ bầu bị chuột rút do hạ canxi máu.
- Thiếu chất khoáng: Cơ thể ít kali, canxi hoặc Magie khiến tình trạng chuột rút trầm trọng hơn
- Tăng cân đột ngột: Cân nặng tăng lên khiến các dây thần kinh ở chân bị chèn ép, gây ra áp lực cho đôi chân. Các cơ ở chân bị “kích động”, dẫn đến chuột rút và tê bì.
- Kích thước tử cung lớn nhanh: Khi thai nhi phát triển, tử cung sẽ lớn dần, chèn ép mạch máu và dây thần kinh. Áp lực từ tử cung lên các bộ phận này khiến lượng máu cung cấp cho chân bị giảm đi, gây ra cảm giác tê bì, chuột rút.
- Mất nước: Không đủ nước cho cơ thể khiến mẹ bị rối loạn điện giải, dẫn đến hiện tượng chuột rút.
Liệu canxi bầu hữu cơ có giúp phòng ngừa chuột rút hiệu quả?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn mẹ bầu bị chuột rút do thiếu chất dinh dưỡng. Trong đó, thiếu hụt canxi là trường hợp phổ biến nhất. Lượng canxi trong cơ thể không đủ góp phần gây ra chuột rút ở chân. Đối với phụ nữ mang thai, họ nên chọn canxi hữu cơ cho mẹ bầu bởi độ an toàn lành tính. Bổ sung đủ canxi giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe xương khớp, giảm tình trạng chuột rút. Nhiều sản phẩm canxi hữu cơ kết hợp thêm vitamin D3, Magie và Kẽm. Các hợp chất giúp hỗ trợ tối đa quá trình hấp thu canxi và phát triển xương khớp của mẹ và bé.
Xem thêm: Tại đây
Mẹ có thể lựa chọn viên uống bổ sung canxi hoặc thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu như trứng, cá hồi, hải sản, nấm, ngũ cốc,…
Xem thêm: Organikia Calcium
Ngoài ra, một số biện pháp phòng ngừa chuột rút khác như:
- Không ngồi, nằm hoặc đứng một tư thế quá lâu. Bà bầu thường xuyên co, duỗi bắp chân, vận động và massage
- Tránh làm việc nặng nhọc trong quá trình mang thai
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu
- Chọn dép xẹp chắc chân hoặc giày vừa chân, thoải mái để dễ di chuyển
- Uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước.
- Chọn những bộ môn như yoga, đi bơi, đi bộ,… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất t diễn ra thuận lợi hơn.
- Khi ngủ, mẹ nên gác chân lên gối cao và nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể.
- Tắm bằng nước ấm.
- Thường xuyên ngâm chân với nước ấm, muối, gừng trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Mẹ bầu nên làm gì khi bị chuột rút?
Khi bị chuột rút, mẹ bầu cần bình tĩnh và áp dụng các biện pháp dưới đây để làm giảm cơn đau:
- Duỗi chân thẳng và kéo căng bắp chân. Mẹ bầu có thể nhờ người nhà hoặc tự mình nhẹ nhàng kéo căng bắp chân cho đến khi cơn đau dịu đi.
- Uốn ngón chân về phía bắp chân giúp thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng.
- Xoa bóp nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu và giảm đau.
Chuột rút không còn là nỗi lo của phụ nữ mang thai khi đã có canxi dành cho mẹ bầu. Đừng ngần ngại bổ sung canxi bầu hữu cơ vào thực đơn hàng ngày. Hãy nhớ, một thai kỳ khỏe mạnh là món quà quý giá nhất mà bạn dành tặng cho con yêu.