Giải mã nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Suy giảm trí nhớ là một tình trạng phổ biến hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này đã không nhỏ đến công việc và đời sống của người trẻ. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ là rất cần thiết để ngăn chặn kịp thời. Cùng với đó, là áp dụng những biện pháp cải thiện và tăng cường trí nhớ, nâng cao sức khỏe não bộ.
Với guồng quay của cuộc sống nhiều người đã rơi vào trạng thái áp lực, căng thẳng, ăn uống không lành mạnh, mất ngủ… Tất cả những điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của mỗi người. Từ đó kéo theo hệ lụy học tập sa sút, giảm hiệu suất công việc, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ. Vậy làm thế nào cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ? Hãy cùng Organika Việt Nam tìm hiểu qua bài viết!
1. Suy giảm trí nhớ là gì?
Trước tiên, chúng ta cần biết trí nhớ sa sút là tình trạng suy giảm chức năng não bộ dẫn đến quá trình truyền thông tin và lưu giữ trí nhớ ở não bộ bị ngưng trệ. Căn bệnh này còn có nhiều tên gọi khác như suy giảm nhận thức, chứng suy giảm trí nhớ, hội chứng suy giảm trí nhớ hay suy giảm chức năng nhận thức… Thế nhưng, dù được biết đến với bất kỳ tên gọi nào thì điểm chung của chúng là đều gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ theo thời gian.
Theo số liệu thống gần đây có đến 85% người trẻ dưới 50 tuổi sẽ phải đối mặt với vấn đề suy giảm trí nhớ, trong số đó có đến 20-30% ở người dưới 30 tuổi bị sa sút trí nhớ, phần còn lại tập trung ở lứa tuổi trung niên. Những con số trên cho thấy đây là thực trạng đáng báo động bởi có đến 50% tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ, nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ diễn biến thành sa sút trí tuệ ở người già, thậm chí dẫn đến bệnh Alzheimer.
2. Những nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Thông thường, chức năng não bộ ở người trẻ hoạt động rất tốt. Tuy nhiên, việc duy trì những thói quen xấu trong thời gian dài, tâm trạng căng thẳng hay chế độ ăn uống không phù hợp đã dẫn đến não bộ bị tổn thương, kéo theo tình trạng suy giảm trí nhớ.
2.1. Suy giảm trí nhớ do trầm cảm và stress
Trước sự phát triển không ngừng của xã hội, mỗi người đều bị cuốn vào guồng quay của công việc, bộn bề và lo toan dẫn đến tình trạng stress, thậm chí là trầm cảm. Khi các dây thần kinh căng thẳng sẽ tác động tiêu cực đến hệ thần kinh nhận thức sẽ làm giảm khả năng tập trung và giảm tốc độ phản ứng khiến bạn khó tập trung suy nghĩ, tư tưởng bị phân tán và khả năng giải quyết vấn đề kém nhạy bén. Lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng não bộ và giảm khả năng ghi nhớ.
2.2. Các gốc tự do trong quá trình chuyển hóa
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm trí là do sự biến đổi của các gốc tự do được sinh ra trong quá trình chuyển hóa bình thường của cơ thể mỗi ngày. Theo đó, chức năng của các gốc tự do là tác động lên các mô chứa nhiều Lipid, điển hình là não bộ chiếm khoảng 60% Lipid của cơ thể.
Với người trẻ khi các chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ sẽ sinh nhiều các gốc tự do và làm ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh. Nếu cơ thể phải tiêu thụ thức ăn nhanh và các chất kích thích, hay rơi vào trạng thái stress, mất ngủ trong thời gian dài…Tất cả đều là những nhân tố khiến não bộ tổn thương, dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
2.3. Rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là não bộ. Ngủ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo lại năng lượng, lúc này sóng não cũng được tạo ra để lưu trữ các thông tin khi ngủ, làm nhiệm vụ dẫn truyền thông tin đến vỏ não trước và lưu giữ ký ức.
Khi bị thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc sẽ khiến luồng thông tin về vỏ não trước trán ngưng trệ và làm mất trí nhớ ngắn hạn hoặc hay quên. Vì vậy, để không ảnh đến chức năng não bộ, cũng như khả năng ghi nhớ thì mỗi người nên đảm bảo giấc ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày, chất lượng giấc ngủ phải thật sâu. Có như vậy, cơ thể và não bộ mới phát huy tối đa khả năng hoạt động.
2.4. Làm việc quá sức
Làm việc quá sức là tình trạng chung của giới trẻ hiện nay, đây cũng là tác nhân gây ra chứng suy giảm trí nhớ. Nguyên nhân là do cơ thể phải làm quá nhiều việc cùng lúc khiến bộ não sẽ hoạt động quá tải. Thêm vào đó, là tình trạng nghỉ ngơi không hợp lý khiến não không tái tạo được năng lượng nên hoạt động kém hiệu quả. Để tránh trường hợp này bạn nên sắp xếp giải quyết công việc và nghỉ ngơi hợp lý.
2.5. Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt
Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng là một phần không thể thiếu để duy trì bộ não khỏe mạnh. Những vấn đề về sức khỏe như thiếu máu sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, người xanh xao. Cùng với đó là những áp lực trong công việc và cuộc sống cũng làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng như nhóm Vitamin B (B1 và B12) cũng tác động xấu đến trí nhớ. Vì vậy, bạn nên tích cực bổ sung các thực phẩm có chứa Vitamin B1 và B12 vào khẩu phần ăn thường xuyên để tăng khả năng ghi nhớ.
3. Biện pháp cải thiện suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Nếu bạn có các biểu hiện hay quên, thiếu tập trung khi làm việc hoặc giải quyết vấn đề chậm chạp thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang đối mặt với chứng suy giảm trí nhớ. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, cuộc sống và sức khỏe của người trẻ. Không chỉ khiến giảm hiệu suất công việc, gây bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mà còn dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ nếu không được điều trị kịp thời.
Để cải thiện chứng suy giảm trí nhớ và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm gây hại não bộ. Trước tiên, bạn nên bắt tay vào việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt bằng cách:
– Tập thể dục thường xuyên để tiếp thêm dinh dưỡng và oxy cho não bộ, giúp thúc đẩy hệ hô hấp và tuần hoàn.
– Hạn chế tình trạng stress, căng thẳng bằng cách tập luyện, đọc sách, ngồi thiền, đi bộ…
– Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và hợp lý, tiêu thụ nhiều thực phẩm tốt cho não bộ như: Nấm, ngũ cốc, sữa, cá chứa nhiều omega-3, trứng…
– Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường hay Carbohydrate, chất kích thích (thuốc lá, rượu bia,…)
– Dành thời gian từ 15 – 30 phút mỗi ngày để đọc sách hay chơi các trò chơi về rèn luyện trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ là một tình trạng đáng báo động hiện nay, bởi nó ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Mong rằng, với những nội dung đã được đề cập trong bài viết sẽ giúp bạn nắm được những nguyên nhân gây ra tình trạng mất trí nhớ, từ đó có giải pháp kịp thời. Đồng thời, cần duy trì lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học để giúp tăng cường sức khỏe não bộ và tăng khả năng ghi nhớ.