Gợi ý món ăn ngày Tết miền Nam dễ làm, hấp dẫn 

Những món ăn ngày Tết là biểu tượng văn hóa không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam. Dù là món ăn ngày Tết miền Nam hay miền Bắc, đều mang nét đặc trưng riêng biệt.Trong nhịp sống hiện đại, thời gian sum vầy bên gia đình ngày càng quý giá. Vì vậy, các món ăn dễ làm, giữ được hương vị Tết được nhiều gia đình ưa chuộng. Những món ăn này không chỉ làm phong phú mâm cỗ Tết mà còn gắn kết các thành viên. Hãy cùng khám phá các món ăn ngày Tết miền Nam sau để cùng thưởng thức với gia đình nhé!

Hương vị đặc trưng của Tết miền Nam

Tết Nguyên Đán ở miền Nam mang đặc trưng riêng với bản sắc văn hóa của người dân nơi đây. Mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam mang sự đậm đà, phong phú và nhiều màu sắc bắt mắt. Không đơn thuần chỉ là những món ăn ngon. Những món ăn ngày Tết miền Nam mang hương vị truyền thống, là sự kết nối gia đình qua bữa cơm đầu năm.

Trong mâm cỗ Tết miền Nam, có những món ăn không thể thiếu như thịt kho tàu, dưa món hay bánh tét. Từng món ăn mang ý nghĩa tốt lành, gửi gắm mong ước an khang, thịnh vượng cho năm mới. Khác với các vùng miền khác, bữa cơm ngày Tết miền Nam được chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung vào hương vị đậm đà và sự tiện lợi trong cách chế biến. Các món ăn ở đây không chỉ thể hiện sự trù phú của đất trời mà còn mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới thịnh vượng, an lành.

Các món ăn ngày Tết miền Nam ngon, dễ làm 

Vào ngày Tết ở miền Nam thường chế biến món gì? Nấu như thế nào mới chuẩn vị? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong phần thông tin dưới đây nhé!

Thịt kho tàu miền Nam – Món ngon biểu tượng của ngày Tết

Thịt kho tàu miền Nam là món ăn không thể thiếu trong bất kỳ bữa cơm ngày Tết miền Nam nào. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt ba chỉ béo ngậy, trứng vịt bùi bùi và nước dừa tươi thơm lừng. Món ăn này tượng trưng cho sự sung túc, viên mãn cho một năm mới sắp đến. 

Cách nấu thịt kho tàu miền Nam:

  • Thịt ba chỉ được làm sạch, thái miếng vuông và vừa ăn.
  • Ướp thịt với đường, nước mắm, tỏi băm và hạt tiêu trong 30 phút.
  • Thắng nước màu từ đường, sau đó cho thịt vào đảo đều.
  • Thêm nước dừa tươi, trứng luộc và hầm nhỏ lửa đến khi thịt mềm, nước sánh lại.

Thịt kho tàu miền Nam không chỉ ngon mà còn có thể bảo quản lâu, rất phù hợp cho ngày Tết bận rộn.

Thịt kho Tàu là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam
Thịt kho Tàu là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam

Dưa món – Món ăn kèm giòn rụm, bắt cơm ngày Tết miền Nam

Dưa món miền Nam là món ăn kèm giúp cân bằng vị béo ngậy của các món chính trong những ngày Tết. Dưa món gồm đủ loại rau củ như cà rốt, đu đủ, củ cải muối giòn tan, thấm đượm gia vị.

Cách làm dưa món miền Nam:

  • Rau củ gọt vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng.
  • Ngâm rau củ trong nước muối loãng khoảng 1 giờ, sau đó rửa lại và để ráo.
  • Pha nước mắm, đường, giấm theo tỷ lệ phù hợp với khẩu vị, đun sôi để nguội.
  • Đổ hỗn hợp nước mắm vào lọ rau củ, đậy kín và để ngâm khoảng 2-3 ngày trước khi dùng.

Dưa món dễ làm là món ăn truyền thống giúp bữa cơm ngày Tết miền Nam thêm hấp dẫn.

Dưa món bao gồm các loại rau củ như cà rốt, đu đủ... tạo nên hương vị thơm ngon.
Dưa món bao gồm các loại rau củ như cà rốt, đu đủ… tạo nên hương vị thơm ngon.

Củ kiệu muối miền Nam 

Củ kiệu muối là món ăn kèm không thể thiếu trong dịp Tết ở miền Nam. Hương vị chua chua, ngọt ngọt của củ kiệu kết hợp cùng bánh tét tạo nên sự hòa quyện khó cưỡng.

Cách muối củ kiệu miền Nam:

  • Lựa chọn củ kiệu tươi, rửa sạch và ngâm trong nước tro để loại bỏ vị hăng.
  • Pha nước muối, đường, giấm để làm nước ngâm.
  • Ngâm củ kiệu trong hỗn hợp nước ngâm khoảng 5-7 ngày để lên men tự nhiên.

Cách muối củ kiệu miền Nam không khó, nhưng cần sự kiên nhẫn để có được hũ củ kiệu ngon, đúng vị.

Củ kiệu muối là món ăn kèm chống ngán tuyệt vời trong mâm cơm ngày Tết.
Củ kiệu muối là món ăn kèm chống ngán tuyệt vời trong mâm cơm ngày Tết.

Canh khổ qua nhồi thịt – Món ăn ngày Tết miền Nam mang ý nghĩa may mắn

Canh khổ qua nhồi thịt không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn mang ý nghĩa xua tan mọi điều không may trong năm cũ. Vị đắng nhẹ của khổ qua hòa quyện với nhân thịt ngọt thơm tạo nên món canh thanh mát, dễ ăn.

Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt:

  • Khổ qua được rửa sạch, cắt đôi và lấy hết hạt và ruột ở bên trong.
  • Lấy thịt băm trộn với nấm mèo, hành tím, nêm gia vị vừa ăn. Sau đó, nhồi vào khổ qua làm nhân.
  • Sau đó nấu cùng nước dùng từ xương heo. Có thể nêm nếm thêm cho vừa ăn.

Canh khổ qua không chỉ giúp thanh nhiệt mà còn làm phong phú thêm mâm cỗ Tết miền Nam.

Khổ qua nhồi thịt mang ý nghĩa cho một năm mới may mắn, "khổ qua đi".
Khổ qua nhồi thịt mang ý nghĩa cho một năm mới may mắn, “khổ qua đi”.

Bánh tét miền Nam – Linh hồn của Tết cổ truyền

Bánh tét là món ăn biểu tượng của ngày Tết miền Nam. Khác với bánh chưng miền Bắc, bánh tét miền Nam có hình trụ dài, được gói bằng lá chuối và nhân đa dạng như thịt mỡ, đậu xanh, chuối.

Cách làm bánh tét miền Nam:

  • Chuẩn bị gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ và lá chuối.
  • Làm nhân bánh từ đậu xanh nghiền nhuyễn, hấp chín. Thịt ba chỉ cắt lát dày để thêm vào nhân bánh tét.
  • Gói bánh thật chặt tay, nấu bánh trong 6-8 giờ.
Bánh tét là món ăn luôn xuất hiện trong ngày Tết của người dân miền Nam.
Bánh tét là món ăn luôn xuất hiện trong ngày Tết của người dân miền Nam.

Những món ăn ngày Tết thơm ngon, hấp dẫn nhưng nên ăn ở mức vừa phải để không tăng cân vùn vụt. Bạn có thể tham khảo thêm các mẹo ăn uống ngày Tết không tăng cân, giữ dáng đẹp tại đây nhé!

Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi, đoàn tụ mà còn là thời gian ghi thêm những kỉ niệm cùng gia đình, bạn bè. Những món ăn Tết miền Nam như thịt kho tàu đậm đà, bánh tét dẻo thơm đến dưa món giòn rụm, mỗi món ăn đều chứa đựng ý nghĩa và hương vị đặc sắc riêng. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những gợi ý để chuẩn bị mâm cỗ Tết miền Nam trọn vẹn, ấm áp bên gia đình.