Khám phá những lợi ích sức khỏe từ giấc ngủ trưa
Ngoài giấc ngủ 8 tiếng vào buổi tối thì giấc ngủ trưa từ ngắn mỗi ngày cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần. Đồng thời, là bí quyết bổ sung năng lượng giúp tăng hiệu quả học tập và công việc.
Ngủ trưa là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể con người. Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần. Thế nhưng, không phải ai cũng biết điều này. Hãy cùng Organika Việt Nam khám phá những lợi ích từ việc ngủ trưa.
1. Vì sao bạn cần ngủ trưa mỗi ngày
Sau một buổi sáng học tập và làm việc căng thẳng thì cơ thể cần được nghỉ ngơi để tiếp thêm năng lượng. Lúc này, việc ngủ trưa được xem là thỏa mãn nhu cầu của cơ thể giúp lấy lại tinh thần và bổ sung năng lượng. Bên cạnh đó, buổi trưa cũng là thời điểm mà thân nhiệt có chiều hướng giảm dần, khả năng phản ứng của cơ thể hoạt động kém hiệu quả. Việc bạn tranh thủ chợp mắt từ 15 – 20 phút vào buổi trưa là rất cần thiết để cơ thể và não bộ nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp bạn kết thúc một ngày học tập và làm việc hiệu quả hơn.
Thông thường, đồng hồ sinh học được chia thành hai thời điểm có giấc ngủ sâu là sáng từ 2 – 4 giờ, trưa từ 13 – 15 giờ. Vì vậy, bên cạnh giấc ngủ buổi tối thì bạn cũng nên tranh thủ ngủ trưa vào khung giờ trên để thu về những lợi ích tối đa cho sức khỏe.
3. Những lợi ích của giấc ngủ trưa đối với sức khỏe
Theo các chuyên gia, giấc ngủ trưa sẽ giúp bạn tỉnh táo và tiếp thêm năng lượng cho cả ngày. Ngoài ra, việc ngủ trưa còn mang lại những lợi ích mà bạn nên biết như:
3.1. Tăng năng suất và sự tỉnh táo
Có thể bạn chưa biết năng lượng của cơ thể sẽ đóng vai trò quyết định đến sự tỉnh táo và hiệu suất công việc trong một ngày. Và thực tế năng suất làm việc sẽ giảm nếu cơ thể phải hoạt động liên tục từ sáng đến tối. Do đó, việc chợp mắt vào buổi trưa là rất cần thiết để xua tan mọi áp lực và mệt mỏi, giúp tinh thần thoải mái, cũng như tiếp thêm nguồn năng lượng cho buổi chiều giống như khi bắt đầu một ngày mới. Nếu bạn bỏ qua giấc ngủ trưa thì cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải và kém tập trung ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của buổi làm việc tiếp theo.
3.2. Giúp não bộ được nghỉ ngơi
Ngoài bổ sung năng lượng cho cơ thể, thì việc chợp mắt vào buổi trưa còn là liều thuốc “hữu hiệu” cho sức khỏe não bộ. Bởi trong khoảng thời gian này não bộ sẽ được nghỉ ngơi, giải tỏa những áp lực mệt mỏi, giúp điều chỉnh tâm trạng. Đồng thời, tăng sự tập trung và tỉnh táo gấp nhiều lần so với việc sử dụng cà phê hoặc trà. Từ đó, mang lại một tinh thần sảng khoái và cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi thức dậy. Đặc biệt, giấc ngủ trưa còn rất tốt đối với sự phát triển não bộ của trẻ đang lớn, góp phần nâng cao trí tuệ cho bé.
3.3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức khỏe
Khi thiếu ngủ cơ thể sẽ tiết ra loại hormone căng thẳng là cortisol, nếu hormone này tăng lên có thể sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường và tim mạch. Theo khuyến cáo của các chuyên gia giấc ngủ trưa không chỉ tốt cho tim mạch mà còn có tác dụng làm giảm căng thẳng và mệt mỏi. Vì vậy, để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì chúng ta nên thiết lập thói quen ngủ trưa mỗi ngày.
Nhiều nghiên cứu cho rằng việc duy trì ngủ trưa 30 phút 3 lần trong tuần góp phần giảm thiểu 37% nguy cơ tử vong do mắc bệnh tim. Đồng thời, còn mang lại lợi ích giúp các tế bào cơ thể tự sửa chữa và nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể.
3.4. Tăng khả năng sáng tạo và ngăn kiệt sức
Nếu bạn làm việc liên tục và nghỉ ngơi không hợp lý sẽ làm giảm khả năng sáng tạo, thậm chí có thể dẫn đến kiệt sức, khiến tinh thần và cơ thể đều mệt mỏi. Cách để khắc phục tình trạng này chính là một giấc ngủ trưa mỗi ngày để giúp não bộ thư giãn và thoải mái hơn. Điều này sẽ mang lại cho những ý tưởng mới trong công việc và ngăn chặn tình trạng kiệt sức.
4. Ngủ trưa như thế nào cho đúng cách?
Để có một giấc ngủ trưa ngon, chất lượng, thu về những lợi ích cho sức khỏe thì bạn cần lưu ý những điều sau:
– Một giấc ngủ trưa đảm bảo chất lượng chỉ nên kéo dài từ 20 – 30 phút để tình trạng ngày ngủ nhiều đêm khó ngủ.
– Sau 16 giờ thì không nên ngủ để tránh tình trạng phá vỡ chu trình sinh học khiến bạn choáng váng khi thức dậy. Theo đó, dẫn đến khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm. Thời gian lý tưởng cho giấc ngủ trưa là từ 13 – 15 giờ.
– Không nên bắt đầu giấc ngủ trưa bằng cách nằm sấp trên bàn bởi có thể dẫn thiếu máu đại não, gây khó thở và tăng áp lực cho tim phổi.
– Trong lúc ngủ trưa quá trình trao đổi chất sẽ giảm, nhịp thở chậm lại khiến nhiệt độ cơ thể cũng suy giảm. Trong trường hợp này, đắp một chiếc chăn mỏng khi ngủ trưa sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
– Không nên đi ngủ khi vừa ăn xong để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khó hấp thụ các chất dinh dưỡng. Tốt nhất là nên bắt đầu giấc ngủ sau khi ăn trưa 30 phút.
– Khi vừa thức dậy bạn hãy ngồi tại chỗ tầm 1 – 3 phút để cơ thể tỉnh táo, ổn định để tránh tình trạng loạng chạng.
Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy việc ngủ trưa rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên, nhiều người lại xem nhẹ vấn đề này. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc nắm được những ảnh hưởng của sức khỏe khi không ngủ trưa. Từ đó, lắng nghe cơ thể và thiết lập cho mình một thói quen chợp mắt từ 20 – 30 phút mỗi ngày vào buổi trưa để bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể kết thúc một ngày hoạt động hiệu quả.