Khám sức khỏe hậu Covid-19 có cần thiết
Với làn sóng Covid đang phủ khắp nơi như hiện nay thì bất kỳ ai cũng có nguy cơ trở thành F0. Bên cạnh những tác động trong thời gian nhiễm bệnh, nhiều F0 khỏi bệnh lại không khỏi lo lắng trước những ảnh hưởng sau khi bị Covid. Và một câu hỏi được đặt ra khám sức khỏe hậu Covid có cần thiết? Đối tượng nào thì nên đi khám hậu Covid-19? Hãy cùng Organika đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Di chứng của hậu Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần và đời sống của người bệnh, khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu vì các triệu chứng. Chính vì vậy, nhiều “cựu” F0 rất lo lắng và muốn đi khám hậu Covid-19. Việc kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19 là rất cần thiết nhằm đánh giá sớm những biến chứng, cũng như đưa ra biện pháp ngăn chặn kịp thời để hạn chế những nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
1. Tại sao phải khám sức khỏe hậu Covid?
Thông thường, người mắc Covid-19 sẽ khỏi bệnh sau vài tuần. Tuy nhiên, một số người lại đối mặt với tình trạng hậu Covid kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của người bệnh. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 10 – 20% trường hợp bị ảnh hưởng lâu dài bởi hậu Covid. Bên cạnh đó, còn ghi nhận nhiều ca hậu Covid ở người bị Covid-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Một số triệu chứng hậu Covid phổ biến bao gồm mệt mỏi, khó thở, ho dai dẳng, suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ… Chưa dừng ở đó, F0 khỏi bệnh còn phải đối mặt di chứng tâm thần kinh, di chứng tim mạch, hệ hô hấp bất thường… Chính vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19 là rất cần thiết để đánh giá chức năng và sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến phổi, gan, thận, tim mạch, tình trạng viêm và đông máu… Từ đó, có phương pháp điều trị phù hợp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe.
2. Khám hậu Covid-19 cần kiểm tra gì?
Có thể nói, vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay “khám sức khỏe hậu Covid-19”. Dưới đây là những chẩn đoán sức khỏe khi đi khám hậu Covid-19 mà bạn có thể tham khảo:
+ Chức năng gan, thận và các cơ quan liên quan
+ Chụp kiểm tra chứng năng phổi, siêu âm sàng lọc cơ bản các cơ quan…
+ Tư vấn của các chuyên gia
3. Khi nào cần khám sức khỏe hậu Covid-19
Sau khi khỏi bệnh Covid-19 nếu cơ thể không có gì bất thường bạn có thể cân nhắc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thông thường. Thời gian kiểm tra sức khỏe lý thích hợp là không muộn hơn 6 tháng sau khi phơi nhiễm.
Trường hợp người bệnh sau khi khỏi SARS-CoV-2 xuất hiện những triệu chứng bất thường:
– Ho khan, tức ngực kéo dài một vài tuần
– Nôn, ho ra máu, đi ngoài phân đen
– Đau đầu liên tục kéo dài, đau bụng hay ngực
– Sốt cao liên tục sau khi nhiễm Covid-19 trên 5 ngày cũng cần đến gặp bác sĩ
Đặc biệt, đối với trẻ em cần phải lập tức đến bệnh viện nếu có những triệu chứng sau:
– Trẻ sốt cao liên tục >38,5 độ C, kèm theo các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, đau bụng), phát ban, mắt đỏ, môi đỏ khô nứt, họng đỏ.
– Trẻ có biểu hiện thay đổi ý thức (vật vã, kích thích, ngủ gà, li bì), mạch nhanh, tay chân lạnh, khó thở, mệt mỏi.
4. Đối tượng cần khám sức khỏe hậu Covid-19?
Trên thực tế, nhiều F0 khỏi bệnh đều có tâm trạng lo lắng, muốn đi khám hậu Covid-19. Tuy nhiên, không nhất thiết là ai mắc Covid-19 cũng phải đi khám. Những đối tượng nên đi khám hậu Covid-19 bao gồm:
– Người có triệu chứng của hậu Covid-19
– Người nhiễm Covid-19 phải nằm viện, điều trị ICU thì sau khi ra viện sẽ được bác sĩ hẹn tái khám định kỳ.
– Với nhóm F0 nhẹ thì chỉ nên đi khám hậu Covid-19 khi có triệu chứng hậu Covid-19.
5. Lời khuyên dành cho F0 khỏi bệnh
Dù đã khỏi Covid-19 nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan và cần phải tiếp tục theo dõi, nâng cao sức khỏe tổng thể, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu bằng cách:
– Tập thở: Hít vào, thở ra chậm, hít thở sâu và thở ra nhẹ nhàng không vội vã, có thể thay đổi nhịp độ theo từng ngày.
– Tập thể dục: Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, tập thể dục phù hợp, đạp xe hoặc tập dưỡng sinh. Nhưng cần phải đảm bảo thực hiện 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh có tham khảo các chương trình thể dục trên đài truyền hình lúc 5h sáng mỗi ngày.
– Đi bộ: Duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày không chỉ giúp “cựu” F0 cải thiện tâm trạng mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể, tốt nhất nên đi bộ 10.000 bước/ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Nên chia bữa ăn thành 3 – 5 bữa mỗi ngày phù hợp với sức ăn của người bệnh và cần đảm bảo đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn. Đồng thời, nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây, uống nhiều nước. Tích cực bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vi chất như cá, tôm, cua, nghêu sò, hàu..
– Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Ngủ đủ giấc, nghe nhạc và đọc sách để thư giãn mỗi ngày. Đồng thời, trao đổi thông tin với mọi người xung quanh để cuộc sống trở lại bình thường.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết chắc hẳn bạn đã tìm câu trả lời về việc đi khám sức khỏe hậu Covid. Trên thực tế, nhiều F0 sau khi khỏi bệnh đều lo lắng về những ảnh hưởng của SARS-CoV-2 để lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần đi khám sức khỏe hậu Covid-19, chỉ những trường hợp có triệu chứng thì mới cần đến gặp bác sĩ. Dù vậy, “cựu” F0 cũng không nên chủ quan và cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên. Đồng thời, áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe để trở về nhịp sống bình thường.