Làm sao để mau lành vết thương hở, ngăn ngừa sẹo lồi?
Những vết thương hở rướm máu gây đau đớn từng thớ thịt. Sau khi vết thương lành, nỗi lo về sẹo lại khiến chúng ta trăn trở, dần đánh mất tự tin. Vậy, phải làm sao để mau lành vết thương hở, hạn chế sẹo lồi đây? Organika Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn đọc một vài bí quyết nhé!
Cách làm vết thương hở mau lành – Chăm sóc sao cho đúng?
Tất cả các tổn thương da, dù lớn hay nhỏ, nếu không được chăm sóc tốt đều có nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo nếu không được xử lý đúng cách. Đặc biệt, vết thương sâu rất dễ để lại sẹo lồi. Do đó, việc chăm sóc vết thương đúng cách là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các trường hợp tổn thương nặng. Bên cạnh việc điều trị vết thương hở tại bệnh viện, chủ động chăm sóc tại nhà là vô cùng cần thiết.
Nhiều người chủ quan với vết thương nhỏ, không khử trùng, băng bó đúng cách, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số bước chăm sóc và xử lý vết thương hở ngay tại nhà.
Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng, sau đó sát khuẩn bằng dung dịch rửa tay chuyên dụng
Nếu được hãy mang thêm cả bao tay y tế để hạn chế tiếp xúc với vết thương. Bước này cực kỳ quan trọng. Bởi, vết thương hở rất dễ bị nhiễm trùng. Tay bẩn xử lý vết thương dễ khiến vết thương bị nhiễm khuẩn.
Bước 2: Cầm máu đúng cách
Đối với vết thương đã ngưng chảy máu sẽ đến bước sát khuẩn luôn. Nếu không, hãy dùng gạc sạch hoặc khăn tay sạch ép chặt vào phần miệng vết thương. Nâng cao vùng bị thương hơn tim.
Lưu ý: Dùng lực vừa phải, đừng ép quá chặt sẽ gây đau đớn và sưng tấy.
Bước 3: Làm sạch vết thương
Cách làm sạch vết thương hở nước muối sinh lý để rửa trôi bụi bẩn, làm sạch vùng da bên ngoài
Bước 4: Sát trùng
Khử trùng vết thương hở với dung dịch cồn, thuốc đỏ hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để loại bỏ vị khuẩn còn bám lại trong vết thương, tránh gây nhiễm trùng. Song, bước này sẽ gây xót da một chút đấy nhé.
Bước 5: Bôi thuốc và băng bó giúp mau lành vết thương hở
Bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ (nếu có). Quấn vết thương bằng băng gạc vô trùng hoặc băng keo cá nhân kín vết thương. Không nên để vết thương tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.
Thay băng ít nhất 1 -2 lần ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ. Đồng thời, theo dõi tình trạng vết thương nếu thấy hiện tượng nhiễm trùng vết thương,sưng đỏ, mưng mủ cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng để mau lành vết thương hở
Ngoài việc chăm sóc vết thương đúng cách, chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, ngăn ngừa sẹo lồi.
Vậy người đang bị thương nên bổ sung thực phẩm gì để vết thương hở mau lành, hạn chế để lại sẹo?
- Bổ sung thực phẩm giàu chất đạm. Thiếu đạm sẽ gây ra hiện tượng chậm sản sinh collagen, làm chậm quá trình lành vết thương.
- Bổ sung L-Arginine giúp tổng hợp protein cấu trúc để vết thương mau lành lại.
- Cung cấp năng lượng qua thực phẩm giàu carbohydrate chất béo, đặc biệt là chất béo có lợi.
- Tăng cường bổ sung các loại vitamin E, A, C, sắt, kẽm,…
- Uống thật nhiều nước để tạo độ đàn hồi cho da, giúp máu lưu thông tốt, hỗ trợ quá trình hồi phục.
Quá trình hồi phục vết thương đòi hỏi sự kết hợp giữa chăm sóc bên ngoài và bổ sung dinh dưỡng từ bên trong thì mới mau hồi phục được. Bản thân người bị thương cũng cần có tinh thần lạc quan, kiên trì.
Kiêng các thực phẩm này để mau lành vết thương hở
Vết thương cứa vào da thịt, đau đớn là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ vậy, quá trình lành vết thương đôi khi để lại những “vết tích” không mong muốn, điển hình là sẹo lồi, sẹo thâm. Khi cơ thể cố gắng hàn gắn vết thương, lượng collagen được sản sinh quá mức, dẫn đến sự hình thành những mô sẹo cứng, nhô lên trên bề mặt da.
Muốn nhanh lành vết thương hở, hạn chế để lại sẹo cần né xa những thực phẩm sau:
- Thịt bò: Tuy là thực phẩm giàu đạm nhưng ăn thịt bò trong giai đoạn khiến vết thương bị sẹo thâm đen.
- Thịt gà: Vết thương lâu lành, viêm sưng và ngứa ngáy.
- Trứng: Tăng sinh mô sợi collagen quá mức, để lại đốm trắng, sẹo lồi.
- Hải sản: Gây ngứa ngáy, để lại sẹo.
- Rau muống: Trong giai đoạn hình da non, ăn rau muống dễ để lại sẹo lồi cho vết thương.
- Gừng: Ngăn ngừa tiểu cầu dính lại với nhau, làm chậm quá trình hình thành cục máu đông.
- Món ăn từ nếp dễ nóng trong người, vết thương dễ mưng mủ, sưng tấy.
- Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt vì sẽ làm vết thương lâu lành hơn.
Tùy mức độ nặng hay nhẹ thời gian kiêng ăn của mỗi người sẽ khác nhau. Muốn mau lành vết thương hở thì nhất định phải tuân thủ đúng cách tắc ăn uống, chăm sóc đúng cách. Đồng thời, hạn chế các tác nhân làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.