Lời khuyên về chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường
Với người bị tiểu đường chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Vậy người bị tiểu đường cần ăn uống như thế nào là đúng phương pháp và đủ dinh dưỡng? Hãy cùng Organika Việt Nam đi tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường thông qua bài viết dưới đây.
1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng với người bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn bình thường. Đây được xem là “kẻ giết người thầm lặng” bởi toàn bộ quá trình tiến triển của bệnh rất khó nhận biết và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Đột quỵ, mù lòa, nhồi máu cơ tim, suy thận… Tuy nhiên, bệnh tiểu đường sẽ không nguy hiểm nếu người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn uống hay sử dụng thuốc.
Có thể nói, với người bị tiểu đường chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong quá trình điều trị. Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường cần phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng cả về số lượng lẫn chất lượng các thành phần dinh dưỡng. Để duy trì lượng đường huyết ở mức an toàn và kiểm soát cân nặng ở mức tốt nhất, giúp người bệnh khỏe mạnh về tinh thần lẫn thể chất. Không những vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý còn giúp bảo vệ tim mạch và ngăn chặn tình trạng hạ đường huyết ở người dùng thuốc có nguy cơ hạ đường.
2. Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
Với người bị đái tháo đường chế độ dinh dưỡng như thế nào là đúng và đủ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của bệnh nhân lẫn người thân. Dưới đây là tháp dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường được chia thành 5 nhóm thực phẩm, phân theo chiều từ dưới lên trên, từ nhóm nên ăn nhiều tới nhóm nên hạn chế mà bạn có thể tham khảo.
2.1. Nhóm tinh bột, ngũ cốc, khoai và các chất giàu đường bột
Tinh bột, ngũ cốc, khoai và các chất giàu đường bột là nhóm thực phẩm cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể người bệnh mà không có hoặc chứa ít Vitamin. Người nhiều cho rằng người bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều tinh bột, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế, người bệnh có thể ăn cơm, ăn xôi, các loại gạo lứt hay khoai lang như người bình thường tùy theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên, cần hạn chế ăn khoai tây, bánh mì, bánh gạo hay bất kỳ loại bánh nào để tránh tăng đường huyết.
2.2. Thực phẩm giàu chất xơ, rau củ
Theo khuyến cáo của bác sĩ người bị tiểu đường nên ăn thanh đạm nên không thể thiếu nhóm thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, hoa quả. Bên cạnh đó, trong rau củ quả còn giàu vitamin, acid amin, chất khoáng giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Người bệnh có thể bổ sung mướp đắng, tảo, rau muống, rau ngót, bí xanh vào khẩu phần ăn của mình để thu về nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người bệnh tiểu đường cần tiêu thụ chất xơ trung bình ít nhất 14g/1000kcal/ngày. Với nữ giới nên tiêu thụ 25g/1000kcal/ngày và nam giới là 38g/1000kcal/ngày.
2.3. Thực phẩm chứa dầu, mỡ, các loại có dầu
Nhiều người thường nghĩ rằng bệnh nhân tiểu đường nên kiêng thực phẩm dầu, mỡ, chất béo. Tuy nhiên, nếu không bổ sung nhóm thực phẩm này sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu hụt vitamin và chất béo khiến người bệnh dễ mệt mỏi. Chính vì vậy, người bị tiểu đường nên bổ sung nhóm thực phẩm này bằng cách sử dụng các loại dầu thực vật, dầu đậu nành hoặc dầu oliu. Nhưng cần hạn chế tiêu thụ mỡ động vật chế biến thành dầu, nội tạng động vật, óc hay các sản phẩm đóng hộp sẵn.
2.4. Nhóm thực phẩm nhiều vitamin, chất đạm
Bệnh nhân tiểu đường có thể bổ sung Vitamin, chất đạm, sắt cho cơ thể thông qua nhóm thực phẩm sữa, thịt cá, trứng. Nhóm thực phẩm này có vai trò duy trì năng lượng cho cơ thể nên không thể thiếu. Đặc biệt, với những người bị tiểu đường nhưng lại thừa cân hay béo phì thì chỉ nên ăn thịt nạc như ức gà. Không nên ăn thịt có nhiều mỡ và da thịt gà, vịt vì chứa nhiều mơ. Đồng thời, cần bổ sung các loại đạm từ thực vật tốt cho cơ thể như đậu phụ hay sữa đậu nành, lưu ý là không bỏ đường để uống.
3. Những thực phẩm người bệnh tiểu đường cần hạn chế tiêu thụ
Bên cạnh việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo khuyến cáo của bác sĩ, người bệnh cũng hạn chế tiêu thụ những nhóm thực phẩm dưới đây để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh:
– Các thực phẩm có chứa lượng glucid trên 20%, người bệnh có thể ăn thực phẩm nhỏ hơn 5% glucid và hạn chế ăn các thực phẩm có lượng glucid từ 10 – 20%.
– Tránh xa các thực phẩm có nhiều đường như mứt, kẹo, bánh ngọt hay các loại nước ngọt. Đồng thời, không nên ăn trái cây khô vì lượng glucid trong thực phẩm lên đến 20%.
– Người bệnh cũng nên ăn nhạt, giảm tiêu thụ muối, chỉ nên sử dụng lượng muối khoảng 2300g/ngày.
– Tuyệt đối không uống bia rượu hay các loại đồ uống có cồn. Bởi các loại đồ uống này có thể khiến người bệnh bị hạ đường huyết, nhất là khi bụng rỗng chưa ăn.
– Người bệnh cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát và điều trị kịp thời khi có những chuyển biến bất thường.
Bài viết trên là những nội dung xoay quanh về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý không chỉ giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng. Mong rằng, với những thông tin trong bài sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường từ đó áp dụng vào khẩu phần ăn cho phù hợp.