Mẹo khắc phục da bị cháy nắng hiệu quả tại nhà
Cháy nắng là hiện tượng làn da xuất hiện những tổn thương do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà không được che chắn, bảo vệ. Tình trạng da bị cháy nắng nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những biện pháp “cứu cánh” cho làn da cháy nắng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
1. Thế nào là da bị cháy nắng?
Có lẽ, tình trạng da cháy nắng đã không còn xa lạ với bất kỳ một ai. Cháy nắng là hiện tượng tổn thương trên da, xuất hiện sau vài giờ khi làn da của bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không áp dụng các biện pháp bảo vệ. Ngoài ra, việc bạn sống trong thời tiết nắng nóng hay những vùng núi cao cũng làm tăng khả năng bị cháy nắng.
Như chúng ta đã biết, tùy theo tác động của ánh nắng mặt trời và thời gian làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để xác định tình trạng cháy nắng ở mức độ nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan khi da bị cháy nắng bởi theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu hiện tượng cháy nắng trong thời gian dài chính là “thủ phạm” hàng đầu gây ung thư da hoặc các vấn đề viêm da.
Với trường hợp da bị cháy nắng ở mức độ nhẹ sẽ có biểu hiện vùng da bị tổn thương chuyển màu sậm hơn các vùng da khác trên cơ thể. Tuy vậy, da cháy nắng nếu được chăm sóc đúng cách thì sẽ được cải thiện nhanh chóng. Ngược lại, trường hợp bị cháy nắng nghiêm trọng bạn sẽ cảm thấy da nóng rát và khó chịu, thậm chí là nổi ban đỏ trên da.
2. Dấu hiệu da bị cháy nắng
Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tình trạng da cháy nắng sẽ có những biểu hiện như: Da đỏ ửng, sờ da thấy nóng, đau rát, sưng nề và ngứa, xuất hiện các bọng nước nhỏ trên bề mặt da. Thậm chí, là cảm thấy đau đầu, sốt cao, nôn mửa và lừ đừ, vùng da tổn thương rộng. Bất kể vùng da nào trên cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đều bị tổn thương, bao gồm cả da đầu, mi mắt và môi. Trong trường hợp làn da đã được che chắn cũng có nguy cơ bị cháy nắng do tia UV có thể xuyên qua được những chất liệu mỏng hoặc ánh nắng mặt trời quá gay gắt.
Thông thường, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, sau vài giờ các triệu chứng của cháy nắng sẽ xuất hiện và có thể kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu chăm sóc đúng cách cơ thể có thể tự chữa lành bằng tình trạng bong lớp da tổn thương bên trên. Trường hợp, da bị cháy nắng ở mức độ nặng và không có dấu hiệu cải thiện sau vài ngày thì cần đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
3. Khám phá 5 cách chữa cháy nắng ở da tại nhà
Khi đối mặt với làn da bị cháy nắng, điều quan trọng là bạn phải thực hiện các biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn. Bạn có thể tận dụng các loại nguyên liệu có sẵn trong gian bếp chữa cháy nắng cho da vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cao, chẳng hạn:
3.1. Cách chữa cháy nắng bằng nha đam
Không chỉ là một nguyên liệu thiên nhiên rất hữu ích trong lĩnh vực làm đẹp, nha đam còn là một bí quyết cải thiện tình trạng da bị cháy nắng được nhiều người áp dụng. Nguyên nhân là do chất gel trong nha đam mang lại hiệu quả cấp nước làm dịu vết bỏng nắng cao. Đồng thời, còn có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, ngăn ngừa nhiễm trùng.
3.2. Chữa cháy nắng bằng giấm táo
Nhiều người cho rằng thoa giấm lên vùng da cháy nắng chỉ làm cho tình trạng tệ hơn. Trên thực tế, giấm táo lại rất hữu ích trong việc làm dịu da, nhất là khi da bị bỏng hoặc cháy nắng. Nếu bạn có sẵn giấm tại nhà thì đừng bỏ qua cách chữa cháy đơn giản này, bạn chỉ cần dùng khăn nhúng vào giấm rồi thoa lên vùng da bị tổn thương để một lúc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho giấm và nước vào một bình xịt, sau đó xịt trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng để làm giảm tình trạng ngứa và đau. Nhưng cần lưu ý là tránh xịt vào mắt và các vết thương hở.
3.3. Chữa cháy nắng bằng cà chua
Nhắc đến biện pháp chữa cháy nắng tại nhà thì không thể bỏ qua cà chua. Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng đỏ ửng và nóng rát do cháy nắng gây ra, thì hãy cắt đôi quả cà chua và chà xát lên khu vực da tổn thương, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn hẳn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho 2 cốc nước ép cà chua vào bồn tắm nước lạnh hay kết hợp cà chua với sữa tươi không đường thoa lên vùng da bị cháy nắng để gia tăng hiệu quả làm dịu da.
3.4. Chữa cháy nắng đơn giản bằng nước lạnh
Cách chữa cháy nắng cho da đơn giản nhất là dùng nước lạnh rửa qua hoặc ngâm vùng da bị tổn thương trong nước nhiều lần để làm dịu da tức thời. Nhưng cần lưu ý là không sử dụng đá lạnh chườm trực tiếp vào vùng da đang tổn thương hoặc sử dụng nước hồ bơi. Điều này không giúp ích gì cho làn da đang bị rám nắng, ngược lại còn khiến tình trạng cháy nắng tồi tệ hơn.
3.5. Cải thiện da cháy nắng với dưa chuột
Nếu trong gian bếp nhà bạn có sẵn dưa chuột thì đừng bỏ qua biện pháp “cứu cánh” cho làn da cháy nắng tuyệt vời này. Chỉ cần thái mỏng dưa chuột rồi đắp trực tiếp lên vùng da đang bị cháy nắng, bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả mang lại đấy. Một mẹo khác mà bạn có thể áp dụng là xay nhuyễn dưa chuột, đem trộn với sữa không đường và bôi lên da để làm mát cho làn da tức thời.
4. Biện pháp ngăn ngừa da bị cháy nắng hiệu quả
Để bảo vệ làn da khỏi tình trạng cháy nắng, giải pháp tốt nhất là bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi không cần thiết. Đồng thời trước khi đi ra ngoài phải tiến hành che chắn cho làn da bằng những cách dưới đây:
– Sử dụng kem chống nắng có hàm lượng SPF 30 trở lên và thoa kem chống nắng ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài.
– Nếu có kế hoạch hoạt động nhiều ngoài trời hoặc đi bơi thì nên sử dụng kem chống nắng lâu trôi.
– Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng, bạn vẫn nên chuẩn bị thêm các loại quần áo, kính râm, mũ có khả năng chống tia UV khi đi ra ngoài.
– Xác định đủ hàm lượng kem chống nắng và cần thoa kem nhắc lại sau vài giờ.
– Hạn chế phơi da dưới nắng, nhất là trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h chiều.
Bài viết trên là những thông tin về quan trọng về vấn đề da cháy nắng, cũng như những biện pháp khắc phục tình trạng cháy nắng hiệu quả tại nhà. Mong rằng, với những thông tin mà Organika Việt Nam vừa mang lại, sẽ giúp bạn đọc cập nhật được những nội dung cần thiết ứng dụng vào thực tế nếu không may da bị cháy nắng. Đồng thời, biết cách bảo vệ làn da khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời khi phải hoạt động nhiều ngoài trời.