Nám da – Những kiến thức cần biết để điều trị hiệu quả
Bên cạnh mụn thì nám da cũng là vấn đề khiến nhiều chị em phụ nữ phiền não. Việc xuất hiện những đốm nâu trên mặt khiến làn da trở nên mất thẩm mỹ. Chính điều này tạo ra sự e dè, mặc cảm ở các nàng. Vậy nám da được hiểu đúng là gì? Có những loại nám da cơ bản nào? Nên ứng dụng phương pháp gì để điều trị triệt để được tình trạng nám da? Cùng Organika Việt Nam tìm lời giải đáp chuẩn xác nhất thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Nám da là gì? Các loại nám da cơ bản
Theo chia sẻ từ các bác sĩ da liễu, nám da là một trong những hiện tượng rối loạn sắc tố da điển hình. Theo đó, các hắc tố melanin phát triển quá mức ở vị trí đáy và phần trung bì, nó gây nên sự hội tụ không đều màu trên bề mặt da. Thông thường, nám da sẽ hình thành các đốm tròn nhỏ, từng đám có màu nâu hoặc xám nâu. Đa phần, vùng mặt là vị trí “vàng” để nám da xuất hiện, nhiều nhất là ở trán, má, cằm, hay sóng mũi. Bên cạnh đó, hiện tượng này có thể gặp tại các vùng da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như cánh tay, cổ.
Thông thường nám da sẽ được chia thành 3 loại cơ bản:
Nám mảng:
Loại nám da này xuất hiện nhiều tại gò má, nhận biết rõ nhất là những mảng màu nâu nhạt, sau một thời gian nám sẽ lan rộng và đậm màu hơn. Được biết, nguyên nhân tạo ra nám mảng là do môi trường ô nhiễm, da tiếp xúc nhiều với nắng nắng, và những phản ứng với thuốc hoặc mỹ phẩm. Thêm vào đó, việc bạn thường xuyên mệt mỏi, stress, dùng nhiều thuốc tránh thai cũng là nguyên do gây nên nám mảng.
Nám đốm (chân sâu):
Riêng với nám đốm, trên bề mặt da sẽ xuất hiện từng nốt tròn và kích thước bằng đầu đũa. Nó được tạo thành do quá trình tổng hợp melanin ở tầng biểu bì sâu nhất hình thành nên chân nám. Nám đốm thường gặp ở phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hay mang thai, sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể tạo ra nám. Nếu bạn không có biện pháp chăm sóc da kỹ càng, nám chân sâu sẽ tăng sắc tố và khó điều trị về sau.
Nám hỗn hợp:
Tương tự như tên gọi, loại nám này là sự kết hợp giữa nám mảng và nám chân sâu. Do đó, phương pháp điều trị nám hỗn hợp rất phức tạp và cần thời gian lâu dài. Nếu bạn vô tình điều trị sai cách, màu sắc của các vết nám sẽ đậm màu và tồi tệ nhất chúng sẽ chuyển hẳn sang màu đen, gần giống như hiện tượng cháy da.
2. Nguyên nhân gây nám da
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nám da mà nhiều người không chú ý đến. Điều quan trọng nhất để cải thiện hiệu quả vấn đề sạm nám là nắm rõ nguyên do. Sau đây, Organika Việt Nam sẽ tiết lộ cùng bạn những lí do khiến nám xuất hiện trên da:
2.1. Nguyên nhân nội sinh
– Do quá trình suy giảm nội tiết tố: Đây được xem là “nguồn cội” của vấn đề nám, đặc biệt là nữ giới. Sự suy giảm nội tiết tố khiến da trở nên khô sần, đồng thời tuyến bã nhờn cũng giảm điều tiết. Từ đó, làm da nhăn nheo, bề mặt da phản ứng chậm với tác động từ ánh nắng – gây ra sạm nám.
– Sự xuất hiện của gốc tự do: Như chúng ta đã biết, trong khi cơ thể thực hiện quá trình chuyển hóa, gốc tự do luôn được hình thành. Tuy nhiên, nếu làn da có sự tác động mạnh từ những yếu tố bên ngoài, sẽ gây tích tụ gốc tự do. Nó phá hủy màng tế bào, khiến bề mặt da nhăn, nám.
– Lạm dụng mỹ phẩm: Đặc biệt là những sản phẩm chứa nhiều chì, các chất bảo quản, corticoid.
2.2. Nguyên nhân ngoại sinh
– Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng: Các tia UV sẽ gây rối loạn sắc tố trên da, thúc đẩy quá trình lão hóa, nghiêm trọng nhất có thể gây ung thư da. Và nó cũng là nguyên nhân gián tiếp tạo ra hiện tượng nám.
– Các bệnh lý liên quan đến viêm, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Khi da bị viêm nhiễm hay tổn thương, nếu không được chăm sóc tốt, tình trạng trở nặng sẽ là điều kiện tốt để tạo ra nám.
– Dị ứng: Việc sử dụng các loại mỹ phẩm trôi nổi, kém chất lượng, bôi không đúng cách sẽ dễ dàng gây kích ứng cho da: Nổi mẩn đỏ, ngứa, bong tróc,… Nếu không được xử lý kịp thời, cũng dẫn đến sạm nám.
– Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp lý và lối sống thiếu khoa học cũng là nguyên do để nám hình thành.
3. Cách khắc phục và phòng ngừa nám da – Bạn cần biết
Làm sao để khắc phục và ngăn chặn việc hình thành nám da là vấn đề được nhiều phái đẹp quan tâm. Bạn có thể tham khảo qua một số cách đã được chúng tôi tổng hợp bên dưới:
– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng (đặc biệt trong khung giờ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều). Vì khoảng thời gian này bức xạ mặt trời khá cao, dễ làm tổn hại đến làn da.
– Thoa kem chống nắng mỗi ngày: Bạn nên bôi kem chống nắng trước 15 đến 30 phút khi ra khỏi nhà, nên chọn các sản phẩm có độ SPF tối thiểu là 30. Bên cạnh đó, sau mỗi 2 giờ bạn cần thoa lại kem chống nắng, nhất là những lúc tham gia hoạt động ngoài trời.
– Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng, bạn cũng nên trang bị những vật dụng che chắn kỹ làn da khi ra ngoài: Áo khoác, mũ, váy chống nắng,…
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Không chỉ bảo vệ da bên ngoài, để hạn chế sạm nám bạn cũng cần chăm sóc cơ thể bên trong. Đừng quên bổ sung nước đầy đủ, dung nạp rau xanh và những thực phẩm giàu vitamin A, E, C, Omega -3,… Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
– Kỹ lưỡng trong quá trình lựa chọn mỹ phẩm: Ưu tiên các loại sản phẩm phù hợp với tính chất da của bản thân, tìm hiểu rõ các thành phần có trong mỹ phẩm cần mua, tìm mua tại địa điểm uy tín, được nhiều người đánh giá cao.
– Nếu bạn đã thử qua nhiều cách trị nám da, nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm thì đến các cơ sở về da liễu để được thăm khám.
4. Các phương pháp điều trị nám da
Theo một số thống kê đã chỉ ra rằng, tỷ lệ nám da đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở nữ giới. Để loại bỏ thành công vấn đề “rắc rối” này, nhiều công nghệ hiện đại đã ra đời chẳng hạn như:
– Phương pháp laser: Đây là cách thức được nhiều người lựa chọn, nó đẩy lùi nám da bằng cách phát ra ánh sáng có bước sóng thích hợp, nhằm phá vỡ các sắc tố melanin tại vùng da sạm nám. Sau quá trình laser tác động, các hạt sắc tố sẽ dần đào thải ra ngoài, nhờ đó làn da cũng trở nên sáng màu.
– Phương pháp thay da sinh học: Khác với laser, ở cách này người thực hiện sẽ dùng các loại acid với mức độ khác nhau với đích loại bỏ lớp da có chứa các đốm sắc tố. Tiếp đến sẽ thay thế vào vùng da cũ một lớp da mới đều màu hơn.
– Phương pháp tiêm tinh chất: Cách này khá đơn giản, nó được tiến hành bằng cách tiêm vào vùng da nám các dưỡng chất có tác dụng làm trắng.
Ngoài ra, để làm giảm hiệu quả tình trạng da sạm nám, bạn có thể sử dụng các loại thuốc có chứa: Hydroquinone, axit azelaic, Axit kojic, acid kojic dipalmitate, Methimazole hoặc vitamin C. Tuy nhiên, trước khi dùng bạn cần tham khảo qua ý kiến từ chuyên gia, để hạn chế các tác dụng phụ có thể gặp, đồng thời biết được tình trạng da của bạn có thích hợp sử dụng hay không.
Bài viết trên chứa đựng tất tần tật những thông tin xung quanh tình trạng nám da. Organika Việt Nam hy vọng, nội dung trong bài cho bạn cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề da sạm nám, không đều màu. Để loại bỏ nám da cần thời gian dài, vì vậy bạn phải kiên trì, đồng thời xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, trang bị những cách bảo vệ da khỏi các tác động từ bên ngoài. Chúc bạn nhanh chóng đẩy lùi vấn đề sạm nám, lấy lại được sự tự tin, rạng rỡ!