Ngồi nhiều bị gì? Những tác hại của ngồi nhiều đối với sức khỏe

Ngồi nhiều là điều không thể tránh khỏi đối với đại đa số nhân viên văn phòng hiện nay. Công việc bận rộn khiến nhiều người phải ngồi hàng giờ liền trước màn hình máy tính. Ít ai biết rằng lối sống ngồi nhiều này đang âm thầm gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe. Vậy việc ngồi nhiều bị gì? Làm sao để phòng tránh các tác hại không mong muốn này? Hãy cùng Organika Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao ngồi nhiều lại gây hại cho sức khỏe?

Ngồi nhiều là một thói quen sống không lành mạnh. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, ngồi nhiều còn có thể ảnh hưởng tới tinh thần của chúng ta. 

Vì sao ngồi nhiều lại gây hại đến sức khỏe?
Vì sao ngồi nhiều lại gây hại đến sức khỏe?

Việc ngồi quá lâu khiến cơ thể không được vận động. Điều này khiến quá trình lưu thông máu bị chậm lại. Lâu dần, tình trạng này dẫn đến việc thiếu oxy đến các cơ quan, làm giảm chức năng của các cơ quan như tim, não, thận,… Việc các cơ quan không được hoạt động tốt nhất có thể dẫn tới các căn bệnh mãn tính không mong muốn. 

Việc ngồi quá lâu trong một tư thế cũng gây áp lực lên cột sống. Hơn nữa, việc ngồi sai tư thế còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp, các cơ và thậm chí dây thần kinh liên quan. 

Đặc biệt, khi ngồi một chỗ quá lâu không vận động, lượng calo tiêu thụ rất thấp. Dễ dẫn đến việc cơ thể tích mỡ, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và một số bệnh chuyển hóa khác. 

Ngồi nhiều bị gì? 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc ngồi quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những tác hại của việc ngồi nhiều đối với sức khỏe ở phần thông tin dưới đây nhé!

  • Đau mỏi lưng, xương khớp khi ngồi nhiều bị gì? 

Ngồi lâu bị đau lưng là tình trạng thường gặp của những người phải ngồi làm việc nhiều hàng ngày. Khi bạn ngồi sai tư thế, áp lực dồn vào đốt sống thắt lưng và cột sống sẽ cao hơn bình thường. Việc này nếu kéo dài sẽ làm tổn thương đĩa đệm và dây chằng vùng thắt lưng. Điều này làm bạn xuất hiện các cơn đau âm ỉ ở vùng lưng, gây mệt mỏi và giảm hiệu suất làm việc.

  • Ngồi nhiều bị gì? Có nguy cơ bị trĩ không? 

Lối sống ngồi lâu là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ. Khi ngồi, áp lực lên vùng dưới cơ thể tăng lên, từ đó gây ứ máu tĩnh mạch. Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành búi trĩ, gây đau rát và chảy máu. Bị trĩ không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Những người đang bị táo bón hoặc ít vận động, nguy cơ bị trĩ cao hơn so với bình thường. 

  • Ngồi nhiều có hại thận không? 

Ít ai nghĩ rằng ngồi lâu cũng ảnh hưởng chức năng thận. Khi không vận động, lượng máu đến thận giảm đáng kể. Lúc này, thận lọc chất thải kém hiệu quả hơn bình thường. Ngồi nhiều còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và suy thận. Vì vậy, nếu bạn phải ngồi nhiều, hãy chú ý đi vệ sinh thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến chức năng thận. 

  • Đau xương cụt do ngồi nhiều bị gì? 

Xương cụt nằm cuối của cột sống, đây là bộ phận dễ bị chèn ép khi ngồi lâu. Khi ngồi sai tư thế hay ghế ngồi bị ứng, áp lực sẽ dồn lên xương cụt. Kết quả là vùng này xuất hiện cảm giác đau nhức. Đặc biệt là khi đứng dậy hoặc cúi xuống. Đau xương cụt làm bạn khó tập trung vào công việc, học tập và dễ cáu gắt. Tình trạng này thường gặp ở nữ giới, người cao tuổi hoặc béo phì. 

  • Ngồi nhiều bị gì? Ngồi lâu bị sưng chân là bệnh gì? 

Chân bị sưng do ngồi nhiều không hề đơn giản là mỏi cơ. Đây có thể là dấu hiệu của duy giãn tĩnh mạch thậm chí là suy tim. Khi ngồi lâu, máu ở các chi dưới lưu thông kém, gây ứ trệ. Lâu dần dẫn đến tình trạng chân sưng to hơn. Cảm giác nặng nề, thậm chí còn tím tái. Nếu thấy dấu hiệu này, bạn cần đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Làm sao để ngồi nhiều mà vẫn đảm bảo sức khỏe?

Đôi khi, việc ngồi nhiều là điều không thể tránh khỏi. Vậy làm sao để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc ngồi nhiều đối với sức khỏe của chúng ta. 

  • Thường xuyên thay đổi tư thế

Cứ sau mỗi 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng lên đi lại, vươn vai trong vài phút. Những động tác đơn giản này giúp máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, còn hỗ trợ xương khớp linh hoạt hơn và giảm tình trạng đau mỏi các khớp. 

Thường xuyên vươn vai, thay đổi tư thế để đảm bảo sức khỏe khi ngồi lâu
Thường xuyên vươn vai, thay đổi tư thế để đảm bảo sức khỏe khi ngồi lâu
  • Duy trì tư thế ngồi đúng cách 

Tư thế ngồi đúng rất quan trọng trong việc bảo vệ cột sống. Tư thế ngồi đúng là ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng, đầu nhìn ngang tầm với màn hình. Hai chân đặt vuông góc với sàn, bàn chân đặt tự nhiên trên sàn. Nên chọn ghế có đệm tựa lưng và chiều cao ghế phù hợp với bản thân. 

  • Tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày 

Mỗi ngày hãy dành thời gian để luyện tập thể dục hàng ngày. Không cần tập quá nặng, chỉ cần tập luyện những bài tập phù hợp với bản thân. Một số môn thể thao nhẹ nhàng mà bạn có thể tham khảo là đi bộ, đạp xe, bơi, yoga.

Luyện tập thể thao hàng ngày để ngồi nhiều mà vẫn đảm bảo sức khỏe
Luyện tập thể thao hàng ngày để ngồi nhiều mà vẫn đảm bảo sức khỏe
  • Ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng 

Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ giảm tác hại của việc ngồi nhiều. Bạn nên kết hợp thêm nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và gia vị. Bên cạnh đó, hãy uống đủ nước để hỗ trợ quá trình chuyển hóa của cơ thể. 

  • Dùng thêm các vật dụng hỗ trợ cho việc ngồi làm việc 

Bạn có thể sử dụng thêm ghế công thái học hoặc đệm ngồi chuyên dụng để ngồi thêm thoải mái. Nên chọn loại ghế vừa tầm người và có chỗ đặt tay. Ngoài ra, bạn có thể dử dụng thêm gối lót lưng để giảm đau lưng dưới trong khi ngồi. 

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 

Một điều quan trọng đó là đừng quên khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm các triệu chứng bất thường và điều trị bệnh. Việc theo dõi sức khỏe đều đặn sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe mỗi ngày. 

Ngồi nhiều tưởng chừng là thói quen bình thường nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Ngồi nhiều bị gì?”, từ các bệnh đau xương, đau cơ thông thường đến các bệnh mãn tính. Hãy chủ động thay đổi thói quen trong khi ngồi, vận động thường xuyên và có chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Sức khỏe là vô giá, hãy bảo vệ sức khỏe từ những điều tưởng chừng nhỏ nhất bạn nhé!