Người bị dị ứng thức ăn cần phải làm gì?
Dị ứng thức ăn là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức với một loại chất có trong thành phần thức ăn. Với người bị dị ứng thức ăn, cho dù chỉ là một lượng nhỏ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Không những vậy, hiện tượng dị ứng ở trẻ em không có cách điều trị dứt điểm, vậy nên bạn cần phải thận trọng khi lựa chọn thực phẩm để sử dụng.
1. Dị ứng thức ăn là gì?
Dị ứng thức ăn là một hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bất kể là nam hay nữ. Đây là một phản ứng của hệ thống miễn dịch xảy ra sau khi ăn một loại thức ăn nhất định. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng quá mức với một loại chất có trong thành phần thức ăn và xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa, nổi mề đay hoặc đường thở bị sưng.
Trong một số trường hợp dị ứng thực phẩm còn gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí là sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng con người. Dị ứng thức ăn thường rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi nên ba mẹ cần phải hết sức lưu ý về chế độ ăn uống của trẻ.
2. Triệu chứng của dị ứng thức ăn
Các triệu chứng của ứng thức ăn thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ vài phút đến hai giờ sau khi ăn thực phẩm. Người bị dị ứng thực phẩm thường có những biểu hiện sau đây:
– Nổi mề đay, ngứa ngáy, cảm thấy ngứa ran hoặc ngứa trong miệng
– Chóng mặt, choáng, ngất xỉu
– Thở khò khè, khó thở, nghẹt mũi
– Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn
– Sưng vùng môi, mặt, lưỡi, cổ họng và những phần khác của cơ thể
– Nguy hiểm nhất là tình trạng sốc phản vệ gây co thắt đường hô hấp, sưng cổ họng, khó thở, tụt huyết áp, bất tỉnh.. nếu không được chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng muộn của bệnh sau vài ngày ăn phải như: Viêm da, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, táo bón, ra mồ hôi, ho dai dẳng, chảy nước mũi, biếng ăn, giảm tập trung, ngủ kém. Nhìn chung, mức độ nguy hiểm của dị ứng thực phẩm sẽ phụ thuộc vào thời gian cơ thể phản ứng lại thức ăn, cơ địa của bệnh và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể.
3. Cách chữa dị ứng thức ăn hiệu quả
Làm thế nào khi bị dị ứng thức ăn? luôn là câu hỏi quan tâm hàng đầu của rất nhiều người. Tuy nhiên, với căn bệnh này thì vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị tận gốc mà chỉ áp dụng các biện pháp cải thiện tình hình. Trong trường hợp dị ứng nhẹ thì bạn cần ngừng ngay thức ăn gây dị ứng, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc kháng histamin để giảm bớt các triệu chứng khi bị dị ứng thực phẩm như: Nổi mề đay, phát ban, ngứa, phù nề,…
Trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng cần ngừng ngay thức ăn gây dị ứng và tiến hành sơ cứu, có thể sử dụng epinephrine tiêm tĩnh mạch. Sau đó, nhanh chóng đưa người bị dị ứng đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
4. Cách phòng ngừa tình trạng dị ứng
Dị ứng thực phẩm nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Để ngăn ngừa hiện tượng dị ứng với thức ăn, bạn nên ghi nhớ một số lời khuyên dưới đây:
– Tránh xa các thực phẩm có tiền sử gây dị ứng hoặc các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
– Khi mua thực phẩm cần xem kỹ các thành phần trên bao bì để loại trừ một số chất có thể gây dị ứng cho cơ thể.
– Không sử dụng thực phẩm hết hạn để qua đêm, ôi thiu, ẩm mốc,…
– Hạn chế sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
– Tập thói quen ăn uống tại nhà, hạn chế ăn uống lề đường. Nếu đi chơi xa hãy chuẩn bị thức ăn đã chế biến sẵn, thận trọng với thức ăn không đảm bảo chất lượng.
– Đối với trẻ em, mẹ nên cho bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cần loại bỏ những tác nhân gây dị ứng của mẹ trong bữa ăn của người mẹ đang cho con bú.
– Nắm rõ thông tin, kiến thức về dị ứng thực phẩm để có thể xử lý trong tình huống khẩn cấp.
– Với trẻ đang đi học, bạn cần báo cho giáo viên hay người chăm sóc trẻ về tiền sử dị ứng với một số loại thức ăn nào đó.
Bài viết trên là những nội dung xoay quay về vấn đề dị ứng thức ăn. Mong rằng với những thông tin mà Organika Việt Nam vừa chia sẻ sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc cần làm gì khi bị dị ứng thức ăn, cũng như có thêm nhiều kiến thức về cách phòng ngừa dị ứng khi ăn uống. Một lưu ý dành cho bạn và người thân nếu xuất hiện tình trạng dị ứng thức ăn thì cần ngưng sử dụng thực phẩm gây dị ứng lập tức và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được sơ cứu kịp thời.