Người bị loãng xương có nên tập thể dục không?
Nói đến loãng xương, căn bệnh tưởng chừng như khiến chúng ta phải hạn chế vận động. Ấy vậy mà lại được khuyến khích tập thể dục? Liệu tập luyện giúp cải thiện tình trạng bệnh hay lại gây ra những tổn thương không mong muốn? Đâu mới là lời khuyên đúng đắn? Người bị loãng xương có nên tập thể dục không?. Để Organika Việt Nam giúp bệnh nhân loãng xương trả lời những câu hỏi nhé
Người bị loãng xương có nên tập thể dục không?
Nhiều người mắc bệnh loãng xương lầm tưởng rằng muốn xương hồi phục phải “nghỉ ngơi tuyệt đối”. Tuy nhiên, ít vận động lại khiến xương trở nên “lười biếng”, tình trạng sẽ trầm trọng hơn. Thực tế, tập thể dục tốt cho xương khớp, tăng cường mật độ xương. Các bài tập phù hợp kích thích quá trình hình thành xương mới, giảm đau nhức xương khớp. Tập thể dục đều đặn là cách hiệu quả nhất để tăng sức mạnh cơ bắp và duy trì khả năng thăng bằng, giảm thiểu nguy cơ té ngã. Đặc biệt là ở những vị trí dễ xảy ra chấn thương như hông, cổ tay,…Hơn nữa, luyện tập còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho xương khớp.
Tập luyện nhẹ nhàng như một “toa thuốc” cần thiết để chữa bệnh loãng xương. Bên cạnh việc cải thiện sức khỏe xương khớp, nó còn mang đến vô vàn lợi ích khác như:
- Nâng cao đề kháng
- Bảo vệ các mô sụn khớp
- Giữ thăng bằng tốt
- Cải thiện sức mạnh, tăng tính linh hoạt, dẻo dai
- Giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch
- Tốt cho não bộ
- Tâm trạng vui vẻ
- Kiểm soát cân nặng
Cứ ngỡ không liên quan, những lợi ích kể trên lại có mối quan hệ mật thiết. Chúng ảnh hưởng tích đến quá trình phục hồi sức khỏe. Chẳng hạn như, tâm trạng vui vẻ giúp nâng cao tinh thần và sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi để điều trị. Bên cạnh đó, việc kiểm soát cân nặng hiệu quả giúp giảm thiểu các cơn đau nhức do áp lực lên xương khớp.
Một số môn thể thao tốt cho người bị loãng xương
Mục tiêu của các bài tập dành cho người loãng xương là tăng sức mạnh cơ bắp, độ dẻo dai. Đặc biệt là các nhóm cơ hỗ trợ các khớp chịu lực ở những nơi như chân, bàn chân, hông,…. Trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để chọn bài tập phù hợp và an toàn nhất. Ngoài ra, bệnh loãng xương có thể tập một số bài tập thể dục tốt cho xương khớp tại nhà như:
- Đối với những bệnh nhân chưa ở trong giai đoạn loãng xương quá nặng có thể chọn các bộ môn như tập gym, nâng tạ
- Bài tập đơn giản: Thể dục nhịp điệu, aerobic, yoga, đi bộ giúp xương chắc khỏe, cải thiện mật độ xương.
- Bài tập cân bằng: Dưỡng sinh, plank, gym,…sức mạnh cơ bắp và khả năng giữ thăng bằng, giảm nguy cơ té ngã.
- Môn thể thao nhẹ nhàng: Bơi lội, cầu lông, khiêu vũ là những lựa chọn tuyệt vời vì không gây áp lực lên khớp.
- Đối với những người chưa bị nặng, có thể tham khảo thêm các môn như gym, cardio, nâng tạ nhẹ.
Người bị loãng xương nên tập thể dục ngoài trời, đặc biệt vào buổi sáng khi ánh nắng dịu nhẹ. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời giúp tăng cường hấp thụ canxi. Đồng hành cùng với canxi, đây là bộ đôi hoàn hảo ngăn ngừa và cải thiện bệnh. Dù bận rộn đến đâu, hãy cố gắng sắp xếp thời gian để dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục ngoài trời, tận hưởng vitamin D.
Xem thêm: Viên uống canxi hữu cơ Organika Việt Nam.
Bệnh nhân loãng xương cần lưu ý gì khi vận động?
Vận động là chìa khóa để cải thiện sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, với người loãng xương, việc tìm ra “công thức” vận động phù hợp, chế độ dinh dưỡng và cường độ luyện tập còn quan trọng hơn cả. Dưới là một số lưu ý để người bệnh xây dựng một lộ trình điều trị hiệu quả:
- Không tập các bài tập kéo căng cột sống như gập bụng, nằm duỗi lưng, đưa chân lên cao, vặn người,…
- Tránh các môn thể thao tác động mạnh lên xương khớp như đẩy tạ nặng, boxing,…
- Cân nhắc các môn thao đòi hỏi chuyển động nhanh tennis, bóng chuyền,…
- Mỗi bữa tập chỉ nên dành thời gian từ 30-45 phút, không nên tập quá sức.
- Những môn thể thao khiến xương khớp bị đau nhức cần phải ngừng tập ngay.
- Nếu cần, có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để đảm bảo an toàn.
- Khởi động kỹ trước khi tập thể dục.
Tập luyện bài tập không phù hợp, tập sai cách với cường độ cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra thoái hóa khớp và tăng nguy cơ gãy xương.
Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho người loãng xương sao cho đúng?
Trả lời cho câu hỏi: “Người bị loãng xương có nên tập thể dục không?”. Tình trạng bệnh loãng xương sẽ được cải thiện nếu tập đúng bài tập và có cường độ luyện tập phù hợp”. Sự kết hợp giữa tập luyện phù hợp, chế độ dinh dưỡng với thực phẩm bổ sung nhiều canxi và viên uống canxi hữu cơ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.