Nguyên nhân chậm kinh chị em cần lưu ý!
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt là một trong những vấn đề khiến chị em sầu não. Đặc biệt, chậm kinh (trễ kinh) là hiện tượng nhiều nữ giới mắc phải. Nếu không can thiệp kịp thời, để lâu ngày nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Tuy xuất hiện phổ biến ở các nàng, nhưng không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân chậm kinh là vì đâu. Cùng Organika tìm hiểu cụ thể hơn về tình trạng chậm kinh thông qua bài viết bên dưới nhé!
1. Chậm kinh là gì?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản, chậm kinh là tình trạng đã đến kỳ kinh nguyệt thông thường nhưng vẫn không có dấu hiệu xuất hiện kinh nguyệt. Theo các chuyên gia, trong điều kiện bình thường kể từ ngày hành kinh nếu quá 35 ngày sau đó mà kinh nguyệt vẫn tắt thì được xếp vào hiện tượng chậm kinh. Còn trong trường hợp xuyên suốt 3 kỳ kinh nguyệt đều không xuất hiện thì đây được gọi là vô kinh.
Chậm kinh đôi khi sẽ cảnh báo những dấu hiệu bất thường ở nữ giới, chẳng hạn như cơ thể thiếu dưỡng chất, suy nhược, lo âu,… Và nghiêm trọng hơn là các vấn đề liên quan đến sinh sản hoặc sức khỏe tuyến giáp. Tình trạng chậm kinh không quá hiếm gặp, và tỉ lệ mắc phải ngày càng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân chậm kinh mà một số chị em không chú ý đến, khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Khi phát hiện bản thân có những biểu hiện thất thường về kinh nguyệt, các nàng nên chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám.
2. Nguyên nhân chậm kinh thường gặp ở nữ giới
Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai là vì đâu? Nguyên nhân chậm kinh 1 tháng có đáng lo ngại? Đây là 2 trong nhiều câu hỏi được các chị em thắc mắc. Hiểu được nỗi phiền muộn của phái nữ, sau đây Organika sẽ tổng hợp giúp bạn 6 nguyên nhân chậm kinh điển hình nhất:
2.1. Triệu chứng của mang thai
Khi nhắc đến những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm kinh chúng ta không thể bỏ qua dấu hiệu mang thai. Trong một kỳ hành kinh, phần niêm mạc tại tử cung sẽ phát triển dần, sẵn sàng cho quá trình thụ thai. Trong trường hợp trứng và tinh trùng không thực hiện quy trình thụ thai thì lớp niêm mạc sẽ bị loại bỏ ra ngoài cơ thể – chảy máu kinh.
Ngược lại, khi trứng và tinh trùng gặp nhau tiến hành làm tổ ở tử cung thì lớp niêm mạc sẽ không đào thải mà dần tiến triển để tạo bào thai. Chính vì vậy, khi phụ nữ mang thai sẽ không xuất hiện kinh nguyệt, khiến nhiều người nhầm lẫn với chậm kinh do các nguyên nhân khác.
2.2. Rối loạn nội tiết tố
Có thể bạn chưa biết, nội tiết tố được cân bằng là một trong những điều kiện giúp kinh nguyệt ở nữ giới diễn ra đều đặn. Do đó, khi nội tiết tố có sự thay đổi hay gặp sự cố chẳng hạn như vùng dưới đồi, buồng trứng và tuyến yên bất ổn, sẽ gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Đây cũng là nguyên nhân chậm kinh phổ biến ở các nàng, bạn cần lưu ý.
2.3. Tác dụng phụ của một số thuốc
Kỳ kinh nguyệt của chị em có thể bị tác động bởi một số loại thuốc đang sử dụng. Theo đó, nhóm thuốc có nguy cơ khiến chu kỳ kinh bị chậm phải kể đến: Thuốc chống loạn thần kinh, dùng thuốc tránh thai với tần suất nhiều, thuốc sử dụng trong hóa trị,.. Nếu bạn đối mặt với tình trạng trễ kinh, thì hãy kiểm tra xem bản thân có thay đổi thuốc đang dùng hay vừa uống một loại thuốc mới không.
2.4. Sút cân quá mức
Nguyên nhân chậm kinh tiếp theo đó chính là việc giảm cân nhanh chóng. Để kinh nguyệt diễn ra bình thường thì cơ thể của các nàng phải đảm bảo lượng estrogen cho quá trình tạo niêm mạc tại tử cung. Việc thực hiện các phương pháp giảm cân quá mức sẽ khiến cơ thể nữ giới không tạo đủ estrogen, ảnh hưởng lớn đến kỳ kinh nguyệt mà điển hình là khiến chậm kinh. Đã có trường hợp giảm cân phản khoa học, khiến số ký giảm cấp tốc khiến kinh nguyệt không xuất hiện.
2.5. Tăng cân, béo phì
Bên cạnh sút cân thì tăng cân đột ngột cũng thuộc nhóm nguyên nhân chậm kinh ở nữ giới. Khi thừa cân sẽ khiến cơ thể các nàng tạo ra quá nhiều lượng estrogen. Chúng làm cho lớp nội mạc tại tử cung phát triển mất ổn định, dễ dàng hình thành hiện tượng chậm kinh. Để điều hòa kinh nguyệt trong trường hợp này các chị em hãy tiến hành giảm cân. Tuy nhiên, quá trình giảm phải từ từ, áp dụng biện pháp giảm ký an toàn, khoa học.
2.6. Căng thẳng, lo lắng
Các nàng thường xuyên áp lực, căng thẳng vì công việc, buồn phiền trong chuyện tình cảm và gia đình cũng rất dễ gặp vấn đề chậm kinh. Cụ thể, khi bạn lo lắng quá nhiều sẽ tác động đến quá trình tạo estrogen và gây mất kinh. Để kinh nguyệt quay trở lại trạng thái bình thường, chị em cần tạo lối sống lạc quan, suy nghĩ theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, việc luyện tập thể dục và chơi thể thao cũng góp phần giúp tinh thần được thư giãn.
Bên cạnh 6 nguyên nhân chậm kinh dễ gặp nhất đã được đề cập bên trên, thì tình trạng trễ kinh đôi khi cũng vì một số nguyên do như: Vận động quá sức, sử dụng các chất kích thích, mãn kinh sớm, các vấn đề liên quan đến phụ khoa, nữ giới mắc buồng trứng đa nang, rối loạn tại tuyến giáp,…
3. Bị trễ kinh phải làm sao?
Để loại bỏ tốt tình trạng trễ kinh, chúng ta phải xác định được nguyên nhân mất kinh là gì, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
– Trường hợp mất kinh do việc giảm cân hoặc tăng cân không hợp lý, các nàng phải lên kế hoạch tăng/giảm cân lại từ đầu. Điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.
– Nếu chậm kinh vì căng thẳng, lo lắng quá mức bạn có thể cải thiện thông qua các phương pháp như ngồi thiền, trò chuyện cùng bạn bè, nghe nhạc,… giúp tinh thần được thoải mái. Khi áp lực, mệt mỏi qua đi, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
– Với việc chậm kinh vì tác dụng phụ từ thuốc, bạn có thể nhờ bác sĩ thay đổi loại thuốc điều trị khác nhưng đảm bảo công dụng giống nhau.
– Khi trễ kinh vì rối loạn nội tiết, bất thường ở tuyến yên hay tuyến giáp, chúng ta có thể khắc phục thông qua một số loại thuốc kê đơn từ bác sĩ.
Chung quy, khi phát hiện bản thân có dấu hiệu của việc mất kinh, chậm kinh các chị em cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân, qua đó có biện pháp can kịp chuẩn xác nhất.
4. Biện pháp ngăn tình trạng mất kinh nguyệt
Tình trạng chậm kinh kéo dài không chỉ tác động đến sức khỏe sinh sản mà còn khiến chị em lo lắng, ảnh hưởng tinh thần, chất lượng cuộc sống từ đó cũng giảm sút. Vì vậy, các nàng nên phòng tránh trễ kinh ngay từ đầu, thông qua những cách sau:
– Tạo thói quen vận động, luyện tập thể dục đều đặn, lựa chọn bài tập phù hợp với khả năng.
– Kiểm soát cân nặng của bản thân, hạn chế tối đa việc giảm/tăng cân quá đột ngột
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các nhóm chất, đặc biệt bổ sung vào thực đơn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước.
– Luôn giữ tinh thần thoải mái, lên lịch trình làm việc cụ thể, tránh làm quá sức gây nên áp lực, căng thẳng.
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là cơ quan sinh dục.
– Tuyệt đối không lạm dụng thuốc tránh thai, nói không với chất kích thích.
– Tiến hành thăm khám phụ khoa thường xuyên.
– Tìm hiểu những nguyên nhân chậm kinh để có cách phòng tránh hiệu quả.
Bài viết trên nhằm cung cấp đến độc giả những nội dung chi tiết nhất về nguyên nhân chậm kinh. Hy vọng thông tin được đề cập trong bài phần nào đó giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, qua đó có phương pháp can kịp hữu hiệu. Đừng để cơ thể “lên tiếng” mới bắt đầu chạy chữa, hãy chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mỗi ngày bạn nhé!