Những lợi ích bất ngờ từ cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý
Như chúng ta đã biết, nước muối sinh lý thường được sử dụng để rửa vết thương, súc miệng, nhỏ mắt/mũi,… với mục đích loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn có hại. Vậy loại nước này có nên dùng để rửa mặt hay không? Việc vệ sinh da mặt bằng nước muối sinh lý có gây kích ứng da? Xung quanh vấn đề này còn tồn tại nhiều thắc mắc, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hiểu được tâm lý từ khách hàng, Organika Việt Nam sẽ giải đáp chuyên sâu hơn về phương pháp rửa mặt bằng dung dịch Nacl 0,9% qua bài viết sau đây.
1. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý thường xuyên có tốt không?
Không đơn thuần mà rửa mặt bằng nước muối sinh lý lại được các nàng yêu thích và sử dụng đông đảo. Từ lâu, nước muối nổi bật với khả năng sát trùng và có tính kháng khuẩn cao. Nhờ đó, nó giúp loại bỏ bụi bẩn hiệu quả, mang lại làn da sạch sâu, thông thoáng. Sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết hơn về những công dụng mà nước muối sinh lý mang đến cho làn da:
– Các thành phần có trong nước muối sinh lý làm sạch các tế bào chết trên da, loại bỏ những bã nhờn, vi khuẩn và những tạp chất không cần thiết khác. Qua đó, hạn chế được tình trạng lỗ chân lông tắc nghẽn – nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn. Dùng nước muối đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị mụn, đặc biệt là mụn trứng cá.
– Nước muối sinh lý có khả năng giữ nước, giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên cho bề mặt da. Chính nhờ đặc điểm này, nước muối ngăn chặn được tình trạng tiết dầu thừa, giúp da tươi tắn, khỏe mạnh hơn.
2. Cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý
Không giống các sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng, nước muối sinh lý không tạo bọt, hay được sản xuất với mục đích chính là vệ sinh da mặt. Do đó, khi lựa chọn dung dịch Nacl 0,9% để làm sạch vùng mặt, bạn nên tiến hành theo những bước cụ thể bên dưới, để mang lại hiệu quả tốt nhất:
– Trước tiên, bạn cần làm sạch bề mặt da bằng nước, để loại bỏ phần nào đó những bụi bẩn tích tụ trên da.
– Tiếp đến, bạn nên dùng khăn mềm thấm nhẹ nhàng lên da để giúp da khô ráo. Đặc biệt, các nàng không may sở hữu làn da mụn hay nhạy cảm, thì chú ý không chà sát quá mạnh lên da để tránh tổn thương, vì giai đoạn này bề mặt da rất yếu.
– Sau đó, sử dụng khăn mềm hoặc bông tẩy trang thấm vào nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng lên khắp mặt, thao tác trong khoảng 1 đến 3 phút.
– Tiếp tục sử dụng thực hiện lại bước trên với bông tẩy trang khác, bước này bạn nên lau tập trung vào vùng chữ T hoặc những vị trí có mụn.
– Sau cùng, rửa sạch mặt bằng nước.
3. Cách làm nước muối sinh lý rửa mặt
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Có thể tự pha nước muối tại nhà để rửa mặt hay không? Và câu trả lời là có, cụ thể, theo các bác sĩ da liễu bạn có thể pha chế nước muối sinh lý theo tỉ lệ: 1 lít nước cùng 9g muối. Để tính toán chuẩn xác lượng muối, bạn nên sử dụng đến cân nhà bếp – dụng cụ được chia với đơn vị đo nhỏ nhất là g, sai số rất nhỏ hoặc không. Bảo quản nước muối tự pha trong lọ thủy tinh, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tốt nhất chỉ dùng tối đa 15 ngày, kể từ ngày pha chế.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho da, hạn chế mức thấp nhất các kích ứng không mong muốn có thể xảy ra, bạn nên tìm mua các loại nước muối sinh lý chuyên dụng tại các tiệm thuốc Tây trên toàn quốc. Không những thế, tại đây, bạn có thể tìm được lời giải đáp cho mọi thắc mắc liên quan đến việc dùng nước muối để rửa mặt, từ các dược sĩ tại nhà thuốc.
4. Giải đáp một số vấn đề liên quan
4.1. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý mấy ngày một lần
Như đã đề cập ở phần trên, thì nước muối sinh lý có thể kháng khuẩn, vệ sinh da rất rốt. Tuy nhiên, nếu bạn dùng với tần suất quá dày đặc có thể khiến bề mặt da bị bào mòn, khô sần và tồi tệ hơn là bong tróc. Mỗi tuần bạn chỉ nên dùng dung dịch Nacl 0.9% để rửa mặt trong 2 hoặc 3 ngày. Trong mỗi ngày sử dụng, bạn cần lưu ý áp dụng tối đa 2 lần/ngày vào sáng và tối.
Thêm vào đó, sau mỗi lần vệ sinh da mặt bằng nước muối sinh lý, bạn hãy tập thói quen thoa kem dưỡng ẩm, nó giúp nâng cao hiệu quả dưỡng da. Ngoài ra, có thể bạn chưa biết, dùng nước muối rửa mặt sẽ khiến da dễ bắt nắng. Do đó, mỗi khi ra ngoài bạn cần trang bị các biện pháp chống nắng kỹ lưỡng, không quen bôi kem chống nắng mỗi ngày bạn nhé!
4.2. Có nên dùng nước muối sinh lý thay toner
Trước tiên, chúng ta sẽ phân tích công dụng của toner, đây là sản phẩm giúp cân bằng độ ẩm trên da, hạn chế quá trình tiết dầu nhờn quá nhiều, gây nên mụn. Bên cạnh khả năng làm sạch da, thì nước muối sinh lý còn được biết đến với công dụng dưỡng ẩm, nên nó được xem như sản phẩm thay thế cho toner.
Tương tự cách rửa mặt, thì nước muối sinh lý chỉ nên dùng thay cho toner 2 đến 3 lần/tuần. Những ngày còn lại, bạn nên sử dụng sản phẩm cấp ẩm chuyên dụng, để nuôi dưỡng chuyên sâu cho làn da. Những ai đang gặp vấn đề mụn, hay da kích ứng trước khi lựa chọn dùng nước muối sinh lý, cần hỏi qua ý kiến từ bác sĩ, về liều lượng cũng như cách dùng hữu hiệu nhất.
4.3. Da dầu có nên rửa mặt bằng nước muối?
Căn cứ vào những lợi ích mà nước muối sinh lý mang lại cho làn da, các chuyên gia về da liễu đã đưa ra nhận định, làn da dầu, tiết nhiều bã nhờn nên sử dụng nước muối để rửa mặt. Tuy nhiên, nếu bạn tự pha chế nước muối tại nhà thì cần cân chỉnh lượng muối phù hợp, theo tỉ lệ đã được nhắc đến ở phần trên (1 lít nước + 9g muối). Nếu dùng với quá nhiều muối có thể gây phản tác dụng, lúc này bề mặt da không thể cân bằng được dầu nhờn mà còn bị tổn hại.
Để nhận biết làn da dầu rất dễ dàng, nó đặc trưng với lỗ chân lông to, da bóng. Bạn có thể dùng giấy thấm dầu để xác định, bằng cách đặt tại vị trí da thường tiết dầu nhiều như mũi, trán hay má. Sau khoảng 5 phút, nếu quan sát thấy giấy thấm dầu ướt thì chắc chắn bạn thuộc tuýp da dầu, nhờn.
4.4. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý sau khi nặn mụn có tốt?
Một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều chị em xoay quanh vấn đề dùng nước muối đó là: Sau khi nặn mụn có nên dùng nước muối sinh lý để rửa mặt? Để hạn chế mụn lây lan, sát khuẩn cho bề mặt da, sau khi nặn mụn ít nhất 3 tiếng bạn nên vệ sinh sạch da mặt bằng nước muối đã pha loãng theo đúng tỉ lệ, hoặc dung dịch Nacl 0,9%.
Dùng bông tẩy trang thấm vào nước muối sinh lý, rồi tiến hành lau nhẹ nhàng vị trí đã nặn mụn. Tuyệt đối không tác động mạnh, vì vị trí da này đang bị tổn thương. Sau đó, bạn cần rửa lại với nước sạch, để không làm da khô, sạm màu.
Bài viết trên cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về cách áp dụng nước muối sinh lý để rửa mặt. Trong quá trình dùng, nếu thấy có bất kỳ biểu hiện gì bất thường xuất hiện trên da, bạn nên ngừng ngay việc sử dụng. Organika Việt Nam hy vọng nội dung bài viết hữu ích với độc giả. Qua đó, bạn đọc có thể tự pha chế nước muối rửa mặt tại nhà, giúp chăm sóc và dưỡng da hiệu quả.