Những thực phẩm giúp bổ máu mà bạn nên gắn bó
Thiếu máu là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở bất kỳ giới tính và độ tuổi nào. Thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và thần kinh, cũng như sức khỏe mỗi người. Vậy thiếu máu có những triệu chứng gì? Đâu là những thực phẩm bổ máu? Mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.
1. Vai trò của máu của máu đối với cơ thể
Máu đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu đối với cơ thể. Chức năng của máu là vận chuyển các chất dinh dưỡng, hormone, các tế bào miễn dịch và oxy đến các cơ quan và bộ phận khác trong cơ thể con người. Ngoài ra, máu còn làm tốt nhiệm vụ loại bỏ các chất loại bỏ các chất thải và chất độc, giúp bảo toàn và phân tán nhiệt.
Khi cơ thể thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và thần kinh. Dấu hiệu nhận biết thiếu máu thường rất mơ hồ nên rất khó nhận biết. Tuy nhiên, bạn cũng có thể quan sát qua những biểu hiện dưới đây để sớm nhận biết bệnh, chẳng hạn:
– Da có dấu hiệu xanh xao ở lòng bàn tay bàn chân, vành tai và niêm mạc họng…
– Khả năng vận động yếu, chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung và hay buồn ngủ.
– Xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt, khó thở khi nô đùa, vận động mạnh.
– Sụt cân bất thường, rối loạn tiêu hóa, mắc các bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy giảm.
2. Gợi ý những thực phẩm bổ máu cho người thiếu máu
Dưới đây là những thực phẩm tốt cho máu mà bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn thường xuyên để thúc đẩy hàm lượng dinh dưỡng và nâng cao chất lượng máu.
2.1. Thực phẩm giàu chất sắt
Chất sắt có vai trò thiết yếu trong quá trình tổng hợp huyết sắc tố hemoglobin cho cơ thể. Chính vì vậy, những thức ăn bổ máu thường chứa nhiều chất sắt. Tuy nhiên, sắt từ động vật hay còn gọi là sắt heme sẽ hấp thu dễ hơn so với sắt từ nguồn thực vật. Bạn có thể cung cấp sắt cho cơ thể thông qua các thực phẩm sau: Gan gà, hàu, gà tây, ngũ cốc ăn sáng, đậu nành, đậu lăng, rau bó xôi hay nhóm thực phẩm giàu vitamin C. Theo khuyến cáo của bác sĩ về chất sắt dành cho nam và nữ từ 19 đến 50 tuổi là 8mg và 18mg.
2.2. Các thực phẩm bổ máu chứa Folate
Folate là một dạng tổng hợp của axit folic, là một loại vitamin nhóm B rất cần thiết trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu. Nếu hàm lượng Folate bị thiếu hụt sẽ dẫn đến tế bào hồng cầu lớn không đủ lượng hemoglobin. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung nhiều folate cho cơ thể thông qua nguồn cung cấp thực phẩm như: Ngũ cốc, gan bò, đậu xanh, rau bó xôi, măng tây, đậu xanh, bông cải xanh… Chế độ ăn khuyến nghị về chất folate cho người trưởng thành ở cả nam lẫn nữ là 400 mcg.
2.3. Thực phẩm chứa nhiều protein
Đây là một rất cần thiết cho quá trình sản xuất kháng thể và đông máu, albumin trong máu để làm nhiệm vụ vận chuyển các phân tử khác và cân bằng chất lỏng một cách thích hợp. Theo đó, hemoglobin là một phần tử protein, cũng như các hormone lan truyền khắp cơ thể trong dòng máu. Một số thực phẩm chứa các axit amin sản xuất ra nhiều protein cho cơ thể mà bạn có thể bổ sung như: Ngũ cốc, các loại đậu, thịt nạc, sữa… Mỗi ngày bạn nên tiêu thụ khoảng 0,4g protein từ ngũ cốc.
2.4. Thức ăn giúp bổ máu chứa Vitamin B12
Vitamin B12 hoặc cobalamin là những chất rất quan trọng trong việc tổng hợp hồng cầu trong mô tủy xương. Dưỡng chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như gan động vật, ngũ cốc ăn sáng, cá hồi, sữa chua, phô mai và trứng. Khi thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến việc tạo ra các hồng cầu bất thường, hồng cầu to, làm ảnh hưởng đến chất lượng và suy giảm các chức năng máu trong cơ thể. Theo khuyến cáo của bác sĩ, nam giới và nữ giới từ 14 tuổi trở lên cần uống bổ sung vitamin B12 với hàm lượng 2,4 mcg.
2.5. Thực phẩm chứa ít Cholesterol
Để giúp máu và hệ tuần hoàn khỏe mạnh thì cần tiêu thụ thực phẩm chứa ít Cholesterol. Với người khỏe mạnh, thì thể cung cấp Cholesterol bằng thịt nạc hay các loại sữa ít béo. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ và những thực phẩm được làm bằng chất béo chuyển vị.
Tích cực bổ sung thực phẩm chứa chất béo bão hòa bằng axit béo omega-3 không bão hòa có trong cá, dầu oliu và bơ. Theo đó, các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng hỗ trợ giảm cholesterol trong máu ở mức thấp nhất. Những loại thực phẩm bổ máu có chứa chất xơ mà bạn có thể cân nhắc bổ sung vào thực đơn mỗi ngày như ngũ cốc, bột yến mạch và đậu.
2.6. Thức ăn chứa Carbohydrate phức tạp
Một chế độ ăn ít chất đường tinh chế và carbohydrate sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định, không gây hại cho sức khỏe. Hãy bổ sung vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp bao gồm trái cây tươi và rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm sữa ít chất béo và các loại hạt.
3. Người bị thiếu máu không nên ăn gì
Đê ngăn chặn tình trạng thiếu máu ngày càng trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, người bị thiếu máu không nên ăn các thực phẩm sau đây:
– Thực phẩm chứa Axit oxalic như: Khế, rau dền, hồ tiêu, mùi tây, cacao, socola, đậu phộng, củ cải đường, rau bina.
– Thực phẩm giàu tanin bạn nên hạn chế bao gồm: Trà, cà phê, nho, bắp, hồng, bắp chuối, trái cây non có vị chát.
– Các thực phẩm có nhiều canxi mà người bị thiếu nên nên hạn chế dùng như: Rau có màu xanh đậm (cải ngọt, rau dền, cải xoăn, cải bó xôi,…), hải sản, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa, quả sung, cá mòi.
– Thực phẩm giàu gluten bao gồm: Mì ống, lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch.
– Một số thực phẩm chứa axit phytic và phytate bạn nên tránh dùng như: Đậu, gạo nâu, lúa mì, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt.
Máu đóng vai trò quan trọng là nuôi dưỡng các hoạt động của cơ thể. Do đó, khi bị thiếu máu sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Thông qua bài viết trên Organika Việt Nam đã gợi ý cho bạn những thực phẩm bổ máu và những thực phẩm không tốt cho người bị thiếu máu. Mong rằng, những thông tin trong bài sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện được tình trạng thiếu máu và nâng cao sức khỏe tổng thể.