Thiếu máu não ở người lớn tuổi nguy hiểm thế nào?

Người lớn tuổi thường xuyên đau đầu, chóng mặt, thậm chí cảm thấy như cả thế giới đang quay cuồng. Hầu hết người lớn đều gặp phải tình trạng phiền toái này. Vậy làm thế nào để “nạp đầy” năng lượng cho bộ não, giúp phòng ngừa thiếu máu não?

Vì sao người lớn tuổi thường bị thiếu máu lên não?

Khi động mạch não bị tắc nghẽn, máu chứa nhiều oxy và chất dinh dưỡng máu không thể lên nuôi não. Nguồn máu bị “chặn đường”, không thể vận chuyển lên não. Não “đói” khiến mô não bị  tổn thương, thậm chí là chết các tế bào não. Ban đầu người bệnh sẽ có những triệu chứng thoáng qua. Nếu không được chữa trị kịp thời, thiếu máu não có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đau đầu dữ dội, liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tai biến mạch máu não,…

Động mạch não tắc nghẽn khiến máu không thể bơm lên não.
Động mạch não tắc nghẽn khiến máu không thể bơm lên não.

Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu não như xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống, bệnh lý mạn tính, thiếu dinh dưỡng, lười vận động hoặc đơn giản là do tuổi tác,…Đối với người lớn tuổi, thường có hai dạng thiếu máu não:

Thiếu máu não cục bộ

Sự hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu hoặc do các mạch máu bị hẹp lại. Khi đó, những chướng ngại vật này cản trở khiến não không được cung cấp đủ máu. Các tế bào thần kinh sẽ bị tổn thương và chết đi, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ.

Thiếu máu não toàn bộ

Thiếu máu não toàn bộ thường xảy ra do hạ huyết áp hoặc các bệnh lý tim mạch. Trong đó rối loạn nhịp tim là một nguyên nhân phổ biến. Nếu tình trạng này kéo dài, não không được cung cấp đủ máu, các tế bào thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng, để lại nhiều di chứng nặng nề.

Triệu chứng của bệnh thiếu máu não thường gặp

Bệnh lý nguy hiểm đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới. Phần lớn 90% các ca thiếu máu não đều có triệu chứng đau đầu dữ dội. 

Thiếu máu lên não gây tử vong, nguy hiểm đứng thứ 3 Thế Giới.
Thiếu máu lên não gây tử vong, nguy hiểm đứng thứ 3 Thế Giới.

Thời gian đầu, người bệnh thường có những cơn đau đầu nhẹ, thoáng qua. Lâu lâu có cảm giác nhói lên ở đỉnh đầu hoặc một vùng cố định. Khi bệnh nghiêm trọng hơn, cường độ và thời gian đau cũng tăng lên và đau lan khắp đầu. Nhất là những khi người bệnh đang  gặp phải vấn đề tâm lý stress nặng hay căng thẳng kéo dài. Đau đầu vốn dĩ cũng không phải tình trạng hiếm gặp nên nhiều người thường nhầm lẫn với bệnh thông  thường. Vì lẽ đó, người bệnh nên theo dõi thêm các triệu chứng sau để xác định đúng bệnh:

  • Chóng mặt, hoa mắt, dễ bị mất thăng bằng dễ té ngã, thế giới như quay cuồng.
  • Mệt mỏi, ù tai, ong ong nhẹ ở đầu, nghe không rõ.
  • Rối loạn giấc ngủ, giật mình lúc ngủ.
  • Trí nhớ giảm sút, trí tuệ sa sút.
  • Tê bì, nhức mỏi chân và các đầu ngón tay do máu không thể lưu thông khắp cơ thể.
  • Cảm giác lạnh xương sống, đau cổ vai gáy, tim đập nhanh, đau ngực…

Xem thêm: Thuốc ngủ thảo dược loại nào tốt?

Người bệnh cần lắng nghe cơ thể để thấy những dấu hiệu bất thường của bản thân để ngăn ngừa các nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy đến. 

Xử trí thế nào khi cơ thiếu máu não đột ngột “ập đến”.

Cơn đau đầu, chóng mặt thoáng qua tầm 10 phút rồi lại tan biến nhanh chóng. Người bệnh đâu biết đó là những hồi chuông cảnh báo cơ thể đang ủ bệnh. Nguy hiểm sẽ ập đến những lúc người bệnh không ngờ nhất. Lỡ đâu, nguy hiểm ập đến, bệnh nhân và những người xung quanh nên xử lý thế nào?

Cơ thể máu não sẽ bất ngờ ập đến, không báo trước.
Cơ thể máu não sẽ bất ngờ ập đến, không báo trước.

Các bước xử lý khi bị thiếu máu lên não:

Bước 1: Cho người bệnh cần nằm trên một mặt phẳng ở nơi thoáng mát. Đặt đầu nằm  thấp. 

Bước 2: Nới lỏng quần áo, cà vạt, dây nịt hoặc bất cứ vật gì trên bó chặt cơ thể để máu dễ dàng lưu thông. 

Bước 3: Đợi người bệnh tỉnh táo rồi cho họ uống nước, sữa. 

Bước 4: Nếu người bệnh không tỉnh táo hoặc liên tục nôn mửa, cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

  • Cho người bệnh nằm ngửa, đặt một tay vuông góc với chân.
  • Co chân đối diện lên và vắt qua tay cùng bên, đưa sang vai bên kia.
  • Nhẹ nhàng lật người bệnh sang bên, sao cho đầu hơi nghiêng về một bên.
  • Dùng một tay đỡ đầu người bệnh, tay còn lại giữ cho người bệnh ở tư thế ổn định.

Bước 5: Vì người bệnh đang trong tình trạng khẩn cấp nên hãy gọi hoặc đưa đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.

Lưu ý: Bệnh nhân đang hôn mê TUYỆT ĐỐI không cho nằm ngửa, bởi vì có thể làm lưỡi tụt xuống và lấp đường thở, dẫn tới suy hô hấp.

Cách phòng ngừa thiếu máu não ở người lớn tuổi

Hiện nay một số cách điều trị thiếu máu não như dùng thuốc, phẫu thuật, đặt stent đều rất phổ biến. Tuy nhiên, chúng chỉ hỗ trợ ngăn ngừa diễn biến xấu và kiểm soát bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa căn bệnh như:

  • Chế độ dinh dưỡng: Thực phẩm bổ sung thiếu máu não rau xanh lá, các loại cá, hải sản, đậu, quả táo, dâu tây,…Đồng thời, hạn chế các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
  • Thường xuyên tập thể dục: Vận động hỗ trợ cải thiện thiếu máu lên não. Tập luyện còn giúp kiểm soát cân nặng, bệnh tim mạch, huyết áp,…Đây là những căn bệnh “đòn bẩy” cho tình trạng thiếu máu lên não ở người già. 
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Căng thẳng, áp lực thường kéo theo bệnh mất ngủ, suy nhược cơ thể khiến não và tim kiệt sức. 
  • Khám sức khỏe định kỳ: Người lớn thường mang trong mình “bệnh tuổi già”. Một nền tảng cơ thể không vững chắc là yếu tố nguy cơ làm bệnh càng trầm trọng hơn.
  • Tham khảo viên uống bổ não Organika Super IQ: Tăng cường lưu thông máu não, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, gây thiếu máu não.

Não bộ là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Thiếu máu não đe dọa chức năng của não bộ, gây nguy hiểm. Ngoài ra, bệnh không phân biệt tuổi tác, nguy cơ này rình rập ở mọi lứa tuổi. Do đó, các bạn trẻ cũng nên tham khảo những cách trên để não bộ luôn khỏe mạnh.