Rễ cây nữ lang có tác dụng gì?
Từ lâu cây nữ lang đã được mệnh danh là “thần dược” của sức khỏe. Trong Y học Cổ truyền loại thảo dược này thường được tận dụng để hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, co giật, viêm dạ dày, mất ngủ. Vậy rễ cây nữ lang có tác dụng gì? Chữa mất ngủ bằng cây nữ lang có thực sự hiệu quả? Hãy cùng Organika Việt Nam tìm hiểu qua bài viết!.
1. Đặc điểm của cây nữ lang
Cây nữ lang hay còn gọi là cây Sì to (tên gọi của người Mèo ở Lào Cai), tên khoa học của cây nữ lang là Valeriana officinalis. Nhờ vào vị ngọt cay, tính ấm loại thảo dược thường được áp dụng rộng rãi trong các bài thuốc an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những lợi ích mà cây nữ lang mang lại.
Cây nữ lang thường mọc trên các dãy núi cao ở Lào Cai, vùng núi cao ở Yên Bái, Lai Châu. Loại thảo dược này thường được thu hoạch vào tháng 10 – 12 hàng năm. Theo đó, thời điểm lý tưởng để rễ cây nữ lang phát triển mạnh mẽ và có dược tính cao nhất là mùa thu đến mùa đông.
Sở dĩ, cây nữ lang trở thành vị thuốc phổ biến trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh bởi có chứa các thành phần như: Tinh dầu, 5 – 10% chất vô cơ, gluxit (tinh bột, saccarozo), các axit hữu cơ (benzoic, salicylic, cafeic, chlorogenic), lipid, sterol, tanin…
2. Rễ cây nữ lang có tác dụng gì?
Cây nữ lang được mệnh danh là “thần dược” của giấc ngủ. Bộ phận thường dùng làm thuốc của cây nữ lang là phần rễ, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Ngoài khả năng hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả cây nữ lang được đánh giá cao về tác dụng giảm lo âu, căng thẳng. Theo đó, trong Y học hiện đại cây nữ lang còn được sử dụng phổ biến hơn một số loại thảo dược khác bởi tính an toàn và hiệu quả.
Theo một số nghiên cứu, công dụng điều trị mất ngủ của cây nữ lang sẽ có hiệu quả tương tự với vị thuốc Hoa tam thất. Đó chính là lý mà ở Pháp tiêu thụ từ 100 – 150 tấn rễ cây nữ lang để làm thuốc an thần. Đây cũng là vị thuốc an thần và điều trị mất ngủ được người dân tộc Mèo ở vùng núi cao Tây Bắc áp dụng rộng rãi.
Thêm vào đó, trong cây nữ lang còn chứa thành phần Acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates giúp giảm tình trạng lo âu, căng thẳng. Đồng thời, giúp ngăn chặn đường truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương, góp phần phục hồi quá trình ức chế não bộ, giúp thư giãn tinh thần, tạo cảm giác buồn ngủ đáng kể. Đặc biệt, với những người bị mất ngủ có thể sử dụng rễ cây nữ lang trong thời gian mà không cần lo lắng về những tác dụng phụ, cũng như tình trạng phụ thuốc thuộc.
Bên cạnh những lợi ích mang lại cho giấc ngủ, cây nữ lang còn phát huy tác dụng trong một số trường hợp sau:
– Chống co giật
– Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
– Giãn mạch, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành (hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, các vấn đề về tim mạch, thiếu máu cơ tim
– Bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị viêm gan
3. Gợi ý cách sử dụng cây nữ lang chữa mất ngủ
Đối với những người bị mất ngủ thường có xu hướng áp dụng các bài thuốc từ loại thảo dược này để nâng cao chất lượng giấc ngủ, cũng như hạn chế những tác dụng phụ của thuốc. Dưới đây là những cách sử dụng cây nữ lang mà bạn có thể tham khảo:
– Trà nữ lang: Chuẩn bị 1 cốc nước sôi, cho vào 1 muỗng cà phê ( 2 – 3g) rễ cây nữ lang khô, chờ trà thấm 5 – 10 phút.
– Rượu thuốc: Pha theo tỉ lệ ⅕, mỗi lần chỉ dùng 1 – 1,5 thìa cà phê rượu thuốc 4 – 6ml.
– Bột khô cây nữ lang: Mỗi lần sử dụng từ 250 – 600mg.
Ngoài những cách sử dụng cây nữ lang chữa mất ngủ nêu trên, bạn cũng có thể tham khảo viên uống Organika Bedtime để nâng cao chất lượng giấc ngủ mỗi ngày. Sản phẩm được nghiên cứu bởi tập đoàn dược phẩm hàng đầu Canada – Organika với các thành phần thảo dược thiên nhiên tốt cho giấc ngủ, trong đó có cây nữ lang. Viên uống là sự kết hợp giữa y học hiện đại và cổ truyền, được sản xuất dưới dây chuyền hiện đại, trải qua nhiều cuộc kiểm định chặt chẽ mang đến hiệu quả hỗ trợ giấc ngủ, giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng mệt mỏi.
Xem thêm chi tiết sản phẩm: TẠI ĐÂY
4. Lưu ý khi sử dụng cây nữ lang
Như chúng ta đã biết, cây nữ lang là một thảo dược thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giấc ngủ. Tuy nhiên, loại thảo dược này cũng có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng sai cách. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình sử dụng:
– Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng để tránh các vấn đề về sức khỏe.
– Sử dụng cây nữ lang hoặc các sản phẩm có chứa cây nữ lang với một liều lượng vừa phải, không được dùng quá liều.
– Người trước sắp thực hiện phẫu thuật nên ngừng sử dụng cây nữ lang ít nhất 2 tuần.
– Không sử dụng cho đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây nữ lang.
Bài viết trên là những nội dung xoay quanh câu hỏi rễ cây nữ lang có tác dụng gì, cũng như cách sử dụng cây nữ lang. Để thu về những lợi ích sức khỏe từ cây nữ lang, nhất là cải thiện chứng mất ngủ bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh, cùng với đó là giữ tinh thần lạc quan nhằm đạt được kết quả như mong muốn.