Sỏi mật: Căn bệnh nguy hiểm chớ chủ quan!

Sỏi mật là một trong những căn bệnh điển hình liên quan đến hệ tiêu hóa. Những cơn đau và triệu chứng của bệnh sỏi mật gây nhiều bất tiện, khó chịu cho người mắc phải. Vậy căn bệnh này có những đặc điểm gì? Nguyên nhân từ đâu hình thành nên bệnh? Dựa vào dấu hiệu nào để xác định sỏi mật chính xác nhất? Có rất nhiều sự quan tâm xung quanh căn bệnh về tiêu hóa này. Bạn hãy cùng Organika tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!

1. Sỏi mật là bệnh gì?

Túi mật có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ tiêu hóa. Được biết, nó đảm nhận nhiệm vụ sản sinh dịch mật với công dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo. Một khi túi mật gặp trở ngại mà điển hình là sự xuất hiện của sỏi mật, sẽ khiến hoạt động tiêu hóa bị tắc nghẽn, tác động lớn đến sức khỏe. 

Sỏi mật tác động lớn đến sinh hoạt, hiệu quả làm việc
Sỏi mật tác động lớn đến sinh hoạt, hiệu quả làm việc

Theo các chuyên gia, sỏi mật là hiện tượng những tinh thể ở dạng rắn xuất hiện tại vị trí túi mật. Chúng được hình thành do sự bão hòa quá ngưỡng của 1 trong 3 yếu tố: Cholesterol, muối canxi và sau cùng chính là sắc tố mật. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, mà kích thước sỏi mặt sẽ có sự khác nhau. Khi bệnh ở giai đoạn đầu sỏi mật tương đối nhỏ, chỉ như hạt cát. Nếu bệnh nhân không có phương pháp điều trị kịp thời, sỏi mật có thể tiến triển to lên, có trường hợp tương tự quả bóng bàn. 

Ngoài ra, lượng sỏi ở mỗi người bệnh cũng không giống nhau. Thống kê ở các đối tượng bị sỏi mật, có người chỉ tồn tại một vài viên sỏi, bên cạnh đó có nhiều trường hợp hình thành sỏi với số lượng lớn. 

2. Tất tần tật các nguyên nhân hình thành sỏi mật

Sỏi mật hình thành ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nguy cơ bị sỏi ở túi mật sẽ cao hơn ở nhóm đối tượng nữ giới và người già. Trong nhiều nguyên nhân gây nên sỏi mật, thì có gần 80% xuất phát từ việc cơ thể người bệnh gia tăng quá nhiều hàm lượng cholesterol. Các nguyên do còn lại phần lớn là vì sắc tố mật cùng nhiều yếu tố chủ quan khác. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị sỏi mật dễ dàng hơn.

2.1. Nguyên nhân về Cholesterol

– Một trong những nguyên nhân khiến cholesterol trong máu tăng cao là do việc giảm cân sai cách. Quá trình giảm cân phản khoa học sẽ làm số cân giảm đột ngột. Trên cơ sở đó, nó hình thành một lượng lớn cholesterol ở gan, tạo sỏi bên trong túi mật.

– Nhóm đối tượng lạm dụng thuốc tránh thai thường xuyên có tỉ lệ mắc sỏi mật cao hơn người thường. Theo các bác sĩ, loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ  – làm tăng nhanh chóng nồng độ cholesterol. Trong một thời gian dài, sẽ dẫn đến hiện tượng kết tinh mật ở phần túi dự trữ.

– Chế độ ăn uống dung nạp nhiều thực phẩm có chứa cholesterol và đặc biệt là mỡ động vật cũng là lý do khiến sỏi mật xuất hiện. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi mật mà nhiều người không biết
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi mật mà nhiều người không biết

2.2. Một số nguyên nhân khác

– Thói quen ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa sẽ gây áp lực cho túi mật, việc điều tiết gặp vấn đề, từ đó dễ hình thành sỏi.

– Nhóm đối tượng sử dụng các loại thuốc đặc trị có chứa gốc estrogen, clofibrate,… có nguy cơ bị sỏi cao.

– Sự thay đổi nội tiết tố ở nữ giới trong kỳ kinh nguyệt, sinh con hay mãn kinh sẽ tác động lớn đến chức năng của túi mật, nên khả năng bị sỏi mật rất lớn. 

– Một số loại bệnh có thể kéo theo bệnh sỏi mật điển hình như xơ gan, đái tháo đường, thiếu máu,… 

3. Triệu chứng giúp nhận biết sỏi mật

Không giống như nhiều bệnh khác, sỏi mật hầu như không xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng. Vì vậy, việc xác định bệnh thông qua các triệu chứng ban đầu gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp, viên sỏi hình thành tại cổ túi mật hay ống mật chủ, làm túi mật bị nghẽn, khi đó người bệnh sẽ gặp các tình trạng sau:

– Những cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột tại vị trí bụng phải, giai đoạn đầu sẽ đau nhẹ sau đó mức độ đau tăng dần.

– Người bệnh xuất hiện cơn đau dữ dội tại vùng trung tâm bụng. 

– Sỏi mật còn kèm theo hiện tượng đau lưng, đặc biệt ở hai xương bả vai. 

– Một khi túi mật gặp vấn đề, nó gây rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân thường có cảm giác buồn nôn, nôn ói. 

Bệnh sỏi mật không có triệu chứng rõ ràng, khó phân biệt
Bệnh sỏi mật không có triệu chứng rõ ràng, khó phân biệt

Ghi nhận ở các bệnh nhân bị sỏi mật, các cơn đau phần lớn diễn ra trong vài phút. Khi mức độ bệnh nặng hơn, thì mức độ đau từ đó cũng tăng và kéo dài nhiều tiếng liền. Các cơn đau do sỏi mật gây nên làm người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, giảm hiệu quả làm việc. Do đó, khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng liên quan đến sỏi mật, bạn hãy nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. 

4. Biến chứng nguy hiểm từ bệnh sỏi mật – Chớ xem nhẹ

Chúng ta chớ xem nhẹ bệnh sỏi mật. Theo các nghiên cứu khoa học, chỉ có khoảng 30% bệnh nhân có triệu chứng rõ nét. Nhiều người khi bệnh đã đến giai đoạn nặng mới phát hiện, dẫn đến việc đối mặt với các biến chứng nguy hiểm:

– Màu mắt và da dần chuyển sang màu vàng, sắc độ còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh.

– Chức năng túi mật suy giảm trầm trọng, xuất hiện tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng.

– Sức khỏe đường mật cũng suy yếu rõ rệt, dẫn đến viêm, nhiễm trùng, khó điều trị. 

– Một số bệnh nhân sỏi mật gặp phải hiện tượng nhiễm trùng máu/huyết.

– Khi mức độ bệnh đã quá nặng nguy cơ đối mặt với ung thư túi mật rất cao, có thể đe dọa tính mạng. 

Bệnh sỏi mật không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng
Bệnh sỏi mật không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng

Bài viết trên chứa đựng những thông tin chi tiết nhất về bệnh sỏi mật. Hy vọng nội dung trong bài cung cấp cho bạn đọc những điều hữu ích. Như đã đề cập trong bài, sỏi mật gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm, vì vậy chúng ta cần nâng cao ý thức phòng bệnh. Để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, bạn cần xây dựng cho mình lối sống và sinh hoạt lành mạnh. Hạn chế làm việc quá sức, nói không với các chất kích thích, đồng thời luôn giữ suy nghĩ tích cực. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!