Tại sao phải lấy cao răng định kỳ – Bạn đã biết chưa?
Loại bỏ cao răng định kỳ 6 tháng/lần là một trong những giải pháp giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình được tốt hơn. Nhưng bạn có biết tại sao phải lấy cao răng định kỳ chưa? Hôm nay, Organika Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến vấn đề này.
Sự hình thành của cao răng
Khi bạn ăn, vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy carbohydrate từ thức ăn thành axit, trộn lẫn với các hạt thức ăn còn sót lại và nước bọt để tạo ra mảng bám
Khi bạn ăn, vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy carbohydrate từ thức ăn thành axit, trộn lẫn với các hạt thức ăn còn sót lại và nước bọt để tạo ra mảng bám. Nếu mảng bám không được làm sạch và việc vệ sinh răng miệng kém, khi tồn tại lâu chúng sẽ bị vôi hóa và cặn mềm sẽ trở nên cứng hơn bám rất chắc vào bề mặt của răng hoặc chân răng lúc này chúng được gọi là cao răng.
Cao răng là chất cặn lắng cứng có màu vàng hoặc nâu, một khi được hình thành nó không thể được gỡ bỏ ở nhà thông qua việc bạn đánh răng và bạn sẽ cần đến bác sĩ nha khoa để loại bỏ chúng.
Cao răng có hai loại: cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên. Khi cao răng thường gây viêm lợi, lợi ở vùng viêm sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.
Vậy tại sao phải lấy cao răng định kỳ?
Nếu cao răng tồn tại lâu ngày trên răng có thể chúng sẽ tàn phá và gây ra một số bệnh về răng miệng, dưới đây là một số lợi ích của việc lấy cao răng định kỳ:
– Cải thiện thẩm mỹ: Cao răng có màu vàng, nâu hoặc đen, chúng tích tụ trên răng và theo đường viền nướu, việc lấy vôi răng sẽ giúp răng sạch và đều màu hơn. Ngoài ra, sau khi lấy sạch vôi răng các nha sĩ vệ sinh răng miệng bằng các dụng cụ chuyên nghiệp sẽ đánh bóng răng giúp cho răng trắng sáng bóng.
– Cải thiện hơi thở có mùi: Chúng bám trên bề mặt răng khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, vi khuẩn tích tụ cũng gây ra mùi hôi. Do đó lấy cao răng không chỉ giúp cải thiện màu sắc răng mà còn cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
– Phòng ngừa bệnh viêm nướu, viêm nha chu: Vôi răng là nơi trú ngụ của vô số vi khuẩn, độc tố của các loại vi khuẩn này gây ra viêm, từ đây chúng làm tiêu xương ở răng khiến lợi mất chỗ bám, làm cho răng tụt nướu và sẽ cảm thấy ê buốt khó chịu khi ăn uống. Về lâu dài sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ, hiện tượng chảy máu chân răng xuất hiện, nếu không điều trị kịp thời có thể làm tiêu xương răng hoặc nghiêm trọng hơn là mất răng.
– Phòng ngừa những bệnh do vôi răng gây ra: Vi khuẩn có trong cao răng gây viêm nạc ở miệng, bệnh ở vùng mũi họng như viêm amidan hoặc viêm họng, các bệnh tim mạch…vì vậy việc lấy cao răng định kỳ cũng là phương pháp phòng bệnh hữu hiệu.
– Mang lại sự tự tin trong giao tiếp: Khi màu răng và việc hơi thở có mùi đã được cải thiện hiệu quả, điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn với nụ cười tươi trong mọi hoạt động giao tiếp hằng ngày.
Một số lời khuyên khi lấy cao răng
– Lấy cao răng lợi là làm cho răng trắng và đẹp, hại là có thể làm mòn mất độ bóng hoặc vỡ men răng. Vì thế, khi tiến hành bạn nên lấy cao răng ở một phòng khám nha khoa có uy tín. Bên cạnh đó, hãy chăm chỉ súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng và đánh răng ngày 2 lần. Làm như thế sẽ rất lâu sau mới có cao răng trở lại (hầu như không có).
– Bạn có thể lựa chọn những phương pháp cạo cao răng khác nhau sao cho sạch và an toàn cho răng nhất. Ví như bạn có thể cạo cao răng bằng máy siêu âm sẽ ít chảy máu, ít đau.
– Cũng lưu ý với bạn là sau khi cạo cao răng, một số người sẽ xuất hiện cảm giác tê, đau, nhiều hay ít tùy mức chịu đau của mỗi người. Tình trạng này sẽ chỉ kéo dài 1 vài ngày sau đó rồi chấm dứt.
– Ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách hằng ngày các bác sĩ nha khoa thường khuyến cáo nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần, không chỉ làm sạch cao răng mà còn phát hiện và điều trị kịp thời những dấu hiệu gây hại cho sức khỏe răng miệng.