Tắm khuya – Nguy hiểm khôn lường!

Nhiều người thường có thói quen tắm trễ, tắm muộn về đêm mà không biết điều này ẩn chứa những nguy hiểm về sau. Vậy tắm khuya ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Tắm sau 22 giờ có gây đột quỵ không? Làm cách nào để hạn chế những tác hại khi bắt buộc phải tắm muộn? Để giải đáp tất tần tật những thắc mắc liên quan đến việc tắm đêm, bạn hãy cùng Organika Việt Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

1. Những tác hại nghiêm trọng khi tắm khuya

Với mỗi chúng ta, tắm được xem là hoạt động cần thiết, giúp làm sạch cơ thể sau ngày dài tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Thời gian tắm cũng là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái, giảm được áp lực, căng thẳng. Tuy nhiên, tắm vào các khung giờ cũng một phần tác động đến sức khỏe mỗi người. Để biết, tắm khuya gây hại ra sao, hôm nay Organika sẽ giúp bạn tổng hợp những tác hại của việc tắm muộn:

Cơ thể có nguy cơ bị nhiễm lạnh: Điều này dễ dàng xảy ra với những ai có thói quen tập thể dục hay chơi thể thao buổi tối. Khi tắm nếu cơ thể còn mồ hôi, thân nhiệt chưa hạ, lỗ chân lông giãn nở thì hơi nước nhanh chóng ngấm vào khiến bạn bị ho, nhiễm lạnh và đôi khi là sốt.

Đau đầu kinh niên: Tắm khuya cộng với việc gội đầu không sấy là nguyên nhân hành đầu khiến một số người gặp tình trạng đau đầu mãn tính. Cụ thể, để tóc ướt đi ngủ khiến da đầu bị nhiễm lạnh, từ đó các mạch máu lưu thông khó khăn hơn bình thường, dẫn đến đau nhức đầu thường xuyên. 

Tắm khuya thường xuyên là cách hủy loại cơ thể thầm lặng
Tắm khuya thường xuyên là cách hủy loại cơ thể thầm lặng

Dễ gây đột tử: Theo các chuyên gia, việc tắm khuya sẽ làm thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, máu dần co lại, khiến quá trình dẫn máu đến não bị cản trở, từ đó gây ra bệnh về phổi, và tồi tệ nhất sẽ dẫn đến tai biến, đột tử. 

Khiến da lão hóa sớm: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tắm khuya kéo dài sẽ làm cơ thể không nhận đủ lượng oxy. Nó tác động đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng đến làn da, đẩy nhanh quá trình lão hóa, da xuất hiện nếp nhăn, chảy xệ. 

Hoa mắt, chóng mặt: Đa phần sẽ xuất hiện tình trạng này nếu bạn dùng nước quá nóng để tắm. Tắm muộn cộng với nước nóng quá mức sẽ khiến mạch máu giãn, lượng máu đến tim và não giảm sút, dẫn đến chứng hoa mắt, loạng choạng, chóng mặt. 

Khớp bị ảnh hưởng: Nếu bạn cũng có thói quen tắm khuya thì tỉ lệ bị thấp khớp, viêm khớp,… cao. Nguyên do hình thành hiện tượng này là do sự phản ứng lại giữa nhiệt độ cơ thể và độ nóng lạnh của nước. 

2. Các đối tượng dễ bị ảnh hưởng khi tắm đêm

Từ lâu, việc tắm khuya đã được bác sĩ khuyến cáo không nên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thờ ơ, chủ quan về sức khỏe của bản thân. Đặc biệt, một số đối tượng nếu tắm đêm thì nguy cơ đối mặt với các hệ lụy sức khỏe tăng cao gấp bội:

Nhóm vận động mạnh, luyện tập thể dục thể thao nhiều giờ: Sau khi tham gia nhiều hoạt động cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, lỗ chân lông giãn nở tối đa, việc tắm trễ dễ nhiễm lạnh, gây thiếu máu não, chóng mặt, tim đập nhanh, ngất xỉu,… Tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng khăn mềm lau khô người, đợi thân nhiệt cân bằng trở lại. 

Nhóm sau khi dùng bia rượu: Khi cơ thể tiếp nạp các thức uống có cồn lượng đường huyết trong cơ thể không ổn định, nếu tắm muộn khiến huyết quản bị tác động dần co vào, dễ cảm lạnh. Một số trường hợp có thể đối mặt với tình trạng vỡ mạch máu, huyết áp tăng cao và tồi tệ nhất là đột quỵ. 

Thói quen tắm trễ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng quát
Thói quen tắm trễ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng quát

Nhóm cơ thể yếu, đang mệt mỏi: Những người đau ốm đa phần sẽ có thân nhiệt cao hơn nhóm người bình thường. Tắm vào khung giờ quá trễ sẽ khiến cơ thể bị sốc nhiệt, tăng tỉ lệ đột tử.

Nhóm phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt: Giai đoạn này cơ thể các bạn nữ ra máu nhiều, nội tiết tố không ổn định, việc tắm khuya sẽ làm các triệu chứng đau nhức thêm trầm trọng, rất dễ cảm lạnh. 

Nhóm phụ nữ đang mang thai: Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, các nàng trong giai đoạn thai kỳ nếu tắm đêm thường xuyên còn tác động xấu đến thai nhi. 

3. Các phương pháp giúp hạn chế đột quỵ khi tắm về đêm

Dù đã biết những tác hại từ việc tắm khuya, nhưng bạn có những lịch trình, tính chất công việc không thể tắm sớm hơn, thì Organika sẽ bật mí cho bạn top phương pháp phòng đột quỵ khi tắm đêm: 

– Cố gắng sắp xếp thời gian làm việc, hạn chế tối đa việc tắm sau 22 giờ tối. Bên cạnh đó, nếu bạn tắm từ 19h trở đi thì không nên gội đầu, nếu muốn thì hãy chuẩn bị nước ấm và tạo thói quen sấy tóc khô trước khi ngủ.

– Nhiều người có thói quen dội nước trực tiếp từ đầu xuống chân, đây là nguyên nhân làm thân nhiệt hạ đột ngột, dễ đột tử. Theo đó, bạn chỉ nên làm ướt người từ từ, dần từ chân trở lên, giúp cơ thể làm quen với nhiệt độ của nước. Thêm vào đó, khi đã tắm khuya bạn chỉ nên tắm “nhanh-gọn-lẹ”, rút ngắn thời gian ít nhất có thể.

Hạn chế việc gội đầu ban đêm cũng như để tóc ướt đi ngủ
Hạn chế việc gội đầu ban đêm cũng như để tóc ướt đi ngủ

– Về đêm nhiệt độ thường giảm, tuy nhiên bạn không nên sử dụng nước tắm quá nóng, tốt nhất nên chọn nhiệt độ nước từ 24 đến 29 độ C. Ngoài ra, sau khi tắm hạn chế dùng máy điều hòa, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. 

– Nhóm người luyện tập thể dục thể thao buổi tối nên dành 15 đến 20 phút để cơ thể hạ nhiệt, nên pha nước ấm vừa phải để tắm.

Bài viết trên nhằm chia sẻ cùng độc giả những thông tin xoay quanh vấn đề về việc tắm khuya. Như đã phân tích, thì tắm trễ, tắm muộn rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc về lịch làm việc, thời gian biểu trong ngày để có khung giờ tắm phù hợp nhất. Nếu được, bạn nên chọn tắm vào buổi sáng sớm thay cho việc tắm đêm, nó không chỉ hạn chế được những rủi ro mà còn tốt cho sức khỏe. Cùng Organika Việt Nam loại bỏ ngay thói quen tắm khuya bạn nhé!