Thiếu máu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Thiếu máu xuất hiện ở nhiều đối tượng và đang có xu hướng gia tăng. Tình trạng này nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Do đó, câu hỏi thiếu máu có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Để biết chi tiết hơn về vấn đề này, bạn hãy cùng Organika Việt Nam tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
1. Thiếu máu là gì? Nguyên nhân thiếu máu từ đâu?
Thiếu máu được hiểu đơn giản là hiện tượng số lượng hồng cầu cùng huyết sắc tố suy giảm, thấp hơn mức tiêu chuẩn. Nó hình thành ở cả nam và nữ, ở trẻ nhỏ lẫn người già. Trong trường hợp thiếu máu kéo dài, người bệnh không can thiệp điều trị thì nguy cơ dẫn đến biến chứng cực kỳ cao. Điển hình hơn hết là tình trạng suy tim và thiếu máu não.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng thiếu máu, sau đâu là những nguyên do phổ biến nhất:
– Tình trạng mất máu vì một số yếu tố: Bệnh trĩ, rối loạn kinh nguyệt khiến máu ra nhiều, tiểu ra máu, xuất huyết dạ dày,…
– Các đối tượng gặp vấn đề về tủy xương, khiến quá trình sản xuất máu bị trở ngại.
– Cơ thể thiếu trầm trọng vitamin B12, sắt,…
– Nhóm người thiếu acid folic, chủ yếu xảy ra ở người có sức đề kháng kém, hấp thu chậm, nghiện bia rượu.
– Nhiều người thiếu máu vì tai nạn, chấn thương nặng, xuất hiện khối u,…
– Một số loại thuốc gây tác dụng phụ thiếu máu như: Thuốc chống viêm không steroid, aspirin, ibuprofen,…
– Nguyên nhân thiếu máu tiếp theo là yếu tố bất thường di truyền.
2. Đối tượng dễ bị thiếu máu – Bạn nên biết!
Mỗi người cần chủ động bảo vệ cơ thể, đặc biệt là không được chủ quan với tình trạng thiếu máu. Như đã đề cập ở trên, thì tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải vấn đề này. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây được chứng minh với khả năng bị thiếu máu cao hơn cả:
– Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: Cụ thể nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu hụt sắt thì nguy cơ thiếu máu rất cao. Trường hợp không phát hiện kịp thời, sự phát triển não bộ của trẻ ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Nữ giới: Nguyên nhân thiếu máu ở nữ chủ yếu vì chu kỳ hành kinh, giai đoạn mang thai, sinh bé,… Những cột mốc này đều có khả năng tác động đến lượng máu trong cơ thể.
– Người mắc bệnh về thận: Do quá trình sản xuất hồng cầu gặp vấn đề, dẫn đến thiếu máu dễ dàng.
– Độ tuổi vị thành niên (10 đến 18 tuổi): Đây là giai đoạn cơ thể trẻ phát triển nhanh, nếu chế độ ăn uống không cân bằng sẽ khiến cơ thể trở ngại trong việc tạo máu vì thiếu nguyên liệu.
3. Dấu hiệu thiếu máu như thế nào?
Triệu chứng liên quan đến thiếu máu rất đa dạng, dựa vào đây chúng ta có thể phát hiện bản thân thiếu máu, từ đó có phương pháp cải thiện thích hợp. Theo các chuyên gia, dấu hiệu thiếu máu bao gồm:
– Xuất hiện hiện tượng ù tai, hoa mắt và thường xuyên có cảm giác chóng mặt, đặc biệt là khi gắng sức.
– Mệt mỏi, ngất xỉu, đa phần gặp ở đối tượng thiếu máu nặng.
– Hay đau đầu, cáu gắt, trí nhớ giảm sút, khó kiểm soát cảm xúc, khó thở, đánh trống ngực…
– Ăn không ngon, chán ăn, xuất hiện tiêu chảy, khó tiêu hoặc táo bón.
– Bề mặt da xanh xao, trở nên sạm màu, niêm mạc nhợt nhạt và đôi khi ngả vàng.
– Nhịp tim thay đổi, đập nhanh, thở dốc, toát mồ hôi, hạ huyết áp.
– Tóc rụng nhiều hơn, mất ngủ, móng tay yếu dễ gãy, móng chân màu đục,…
– Nước tiểu sẫm màu, phát ban, lưỡi nhẵn bóng,…
4. Thiếu máu có nguy hiểm không?
Thiếu máu luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người. Ở mức độ nhẹ, thiếu máu có khả năng tự hồi phục nếu người bệnh thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh giúp cơ thể được cân bằng. Ngược lại, trong trường hợp thiếu máu ở mức độ nặng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những cơ quan khác. Các nghiên cứu về thiếu máu cho thấy tình trạng này có nguy cơ hình thành nhiều biến chứng khó lường:
– Hoạt động của hệ tim mạch rối loạn, nhịp tim thay đổi, lâu dần dẫn đến suy tim.
– Cơ thể suy nhược trầm trọng về thể chất lẫn tinh thần, khó tập trung, khả năng giải quyết vấn đề giảm rõ rệt, ngất xỉu đột ngột (nếu không được phát hiện vô cùng nguy hiểm).
– Bà bầu thiếu máu có thể dẫn đến sinh non, tác động lớn đến sức khỏe của mẹ và bé.
– Thiếu máu cũng được xem là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều đối tượng. Thông thường là các trường hợp mất máu nhiều trong thời gian ngắn nhưng không bổ sung kịp lúc.
5. Cách trị thiếu máu tại nhà hiệu quả
Có nhiều nguyên nhân thiếu máu, do đó để điều trị dứt điểm tình trạng này bác sĩ sẽ thực hiện những bước xét nghiệm chuyên sâu. Qua đó xác định nguyên nhân, lựa chọn phương án cải thiện thiếu máu hữu hiệu. Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ, người bệnh có thể kiểm soát thiếu máu ngay tại nhà:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt người bị thiếu máu nên bổ sung vào thực đơn những thực phẩm: Rau xanh, hoa quả, hạt vừng, hải sản, cá ngừ, thịt đỏ,…
– Không dung nạp cùng lúc quá nhiều món ăn chứa sắt và canxi, chúng có nguy cơ cản trở quá trình hấp thụ sắt, khiến thiếu máu trầm trọng hơn.
– Nói không với các chất kích thích, đồ uống có cồn, thức ăn chế biến sẵn hoặc đồ ăn tươi sống.
– Thiết lập lịch trình làm việc cân bằng, có thời gian nghỉ ngơi giữa những khung giờ làm việc, không thức quá khuya, ăn uống đúng giờ.
– Để tăng cường sức khỏe, người bệnh cần chăm luyện tập thể dục hoặc tham gia các môn thể thao vừa sức.
Bài viết trên nhằm tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Thiếu máu có nguy hiểm không?”. Hy vọng những nội dung được đề cập trong bài sẽ giúp độc giả có đáp án chính xác nhất. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó khi phát hiện cơ thể xuất hiện triệu chứng về thiếu máu nói riêng và những điều bất thường nói chung thì bạn đừng ngần ngại đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!